Kỹ thuật nuôi cá ngát

Thảo luận trong 'Sản xuất' bắt đầu bởi lật đật, 6 Tháng 9 2012.

  1. lật đật Xương Rồng

    (Lượt xem: 3,463)

    Cá Ngát phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, xuất hiện nhiều ở các cửa sông, hồ, vịnh, đầm phá nước lợ, biển, chúng cũng có thể sống ở cả những vùng nước ngọt sâu trong nội địa. Chúng được tìm thấy ở các nước: Úc, Bangladesh, Brunei Darsm, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào , Malaysia, Papua Guin, Myanmar, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, và Việt Nam.

    [IMG]
    Mùa vụ sinh sản chính của cá Ngát là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Kết hợp với kết quả nghiên cứu về đường kính trứng của cá Ngát cho thấy, cá Ngát trong tự nhiên sinh sản một lần trong năm tập trung sinh sản vào mùa mưa nhưng mùa vụ sinh sản của cá có thể kéo dài đến đầu năm sau. Cá ngát có kích cỡ nhỏ nhất thành thục sinh dục có trọng lượng 339,57g dài 39 cm với 1070 trứng và có trọng lượng tuyến sinh dục là 34,52 g, cá có trọng lượng lớn nhất thành thục sinh dục là 3330g dài 76,5 cm với 5247 trứng và có trọng lượng tuyến sinh dục là 970 g. Cá Ngát có sức sinh sản tuyệt đối 2125 (trứng/cá thể) và có sức sinh sản là 1692 (trứng/Kg), sức sinh sản tuyệt đối của cá Ngát tăng dần theo khối lượng cơ thể cá. Cá có sức sinh sản tuyệt đối tăng nhanh ở nhóm cá có trọng lượng từ 1500 g đến nhóm cá có kích cỡ lớn hơn 2500 g với số trứng tương ứng từ 2476 (trứng) đến 6004 (trứng). Bãi đẻ của cá Ngát là ở vùng cửa sông, sau khi để xong một phần cá con bơi ngược lên vùng nước ngọt sinh sống. Môi trường sống của cá ngát có nồng độ muối từ 0- 20%0 , pH dao động từ 6- 7; Oxy hòa tan từ 5- 8 ppm; độ trong từ 15- 30cm. Cá ngát sống trong nước ngọt lớn nhanh hơn cá ngát sống tại vùng nước lợ.

    Cá Ngát có tập tính làm hang, hang cá Ngát thường rất sâu và có từ 2 đến 8 nghách. Trong mỗi hang thường có một cặp cá. Hang thường được đào ở ven bờ cách mặt nước lúc thủy triều xuống khoảng 30 cm.

    Ao nuôi cá ngát nên gần song để dể thay nước, ao nuôi cá ngát cần được gia cố kỹ để tránh cá làm hang; dùng chà cây hoặc ống nhựa làm nơi trú ẩn cho cá. Thức ăn cho cá ngát là tép, cá vụn, hến sông, ốc bươu vàng; cho cá ăn bằng cách rãi đều khắp ao và thường xuyên kiểm tra thức ăn bằng sàn ăn. Cá ăn mạnh về đêm, nên cho cá ăn 2 lần/ngày; cử cho ăn vào chiều tối gấp đôi cử cho ăn ban ngày. Cho cá ăn khi nước lớn (thủy triều cao), hạn chế cho ăn khi nước kém. Thời gian nuôi tùy thuộc vào kích cở cá thu hoạch nhưng thường kéo dài hơn 1 năm. Mùa vụ bắt đầu nuôi từ tháng 6-8, cá tăng trọng nhanh khi thức ăn được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.

    Cá ngát nuôi sau 12 tháng đạt trọng lượng từ 1,5- 2 kg, hệ số FCR= 4-5. Sau 2 năm , cá đạt từ 3,5- 4kg. Thu hoạch: cá ngát thường được thu tỉa bằng cách đặt bẫy khi đủ kích thước hoặc tháo cạn bắt hết một lần, vận chuyển sống đến bán tại quán ăn, nhà hàng để được giá cao. Giá bán khoảng 50- 60.000 đồng/kg tùy thời điểm.

    Hạch toán kinh tế cho ao nuôi 200m2: Mật độ nuôi 5 con/m2, tỷ lệ sống 70%. Cải tạo ao, giá thể: 1.000.000; con giống: 2.000.000; thức ăn, quản lý: 10.000.000 đồng. Thu hoạch: 500kg x 60.000 đồng/kg = 30.000.000đồng. Lợi nhuận: 17.000.000 đồng/200m2.
    Sưu tầm
  2. Facebook comment - Kỹ thuật nuôi cá ngát

  3. con này mà đâm một phát thì sốt 3 ngày 3 đêm luôn .....
    lật đật and Administrator like this.
  4. Hồi nhỏ có bị cá ngát đâm 1 lần, may là chỉ hành nóng lạnh có 1 hôm thôi! :camdong:
    lật đật thích bài này.
  5. người nuôi tôm quảng canh sợ nhất là có cá ngát trong vuông ... vì nó ăn tôm như người ta uống bia vậy ...... đặc tính của nó ngoài thiên nhiên là làm hang dưới bùn . khi mò thấy hang khoản cùm tay sờ vào thấy nhớt nhớt thì đích thị là hang con cá ngát , hang cá ngat nhiều ngõ ngách , người gan dạ thì lần mò rồi túm đầu cá mà bắt , còn kinh nghiệm thì lấy lú chặn sẵn một đầu hang và cùng nhau đạp sập các ngõ còn lại .... nhưng thầy cá ngát rồi cũng có ngày bỏ nghề ....chỉ cần một lần bị gạnh cá ngát đâm thôi thì tởn tới già .... nhứt ngày nhứt đêm .... em rể tôi ngày xưa cũng là thầy cá ngát , bắt cá ngát bằng tay không nhưng một lần bị cá đâm nhứt cả tuần , chịu không nổi lúc nào cũng đưa ngón tay bị đâm hơ nóng trên lò than .... đến nỗi ngủ quên làm ngón tay bị chín thịt ..tiêu hết một lóng tay ..... -------------------------------------

    nhưng mỗi lần thuốc cá bắt được con cá ngát khoản 2kg đem lên nấu lẩu chua với vị béo ngậy của thịt cá thì bao mệt mỏi khi ngụp lặn 4-5 tiếng dưới sình lầy bỗng tan biến hết .

    đặc biệt trứng cá ngát quậy với trứng gà chiên lên .... là một đặc sản mà tôi dám chắc rằng không nhiều người được thưởng thức trong đời .

    còn nữa : cá ngát chết dưới vuông khi thuốc cá đừng vớt lên vội mà hãy để đến sáng hôm sau chop cá sình lên ... đem lên mần sạch chiên cho rã thịt , loại bỏ xương . hành tím , ba rọi bằm nhuyễn ..dăm ba cái trứng vịt và dĩ nhiên không thể thiếu là mắm ( cá đối , cá phi ,cá nào cũng được tuỳ ý thích ) ... chưng một thố mắm . ăn kèm với cà tím sống . một lít rượu trắng vào buổi sáng sớm sau khi đã mệt nhọc từ lúc hừng đông ... khó có gì có thể diễn tả nổi .....
    món này được gọi là Mắm cá Sình ....mà khi nói tới không nhiều người dám ăn nhưng cũng có không ít người chảy nước miếng khi được mời món này .
    bboy_nonoyes and lật đật like this.
  6. Chà chà... Anh Voi rành mấy món nhậu làm từ cá ngát quá hén! ;) Ở bên ấy có bán cá ngát ko anh? :lasaota:
    nomadic_man thích bài này.
  7. bên đây nghe nói cũng có vùng rừng ngập mặn và khí hậu y chang Việt Nam nghĩ chắc là có ..nhưng không biết khi nào mới thấy và xơi được cá Ngát Úc nữa nhưng chắc chắn là không ngon bằng chén chú chén anh với anh em chiến hữu Vn rồi .
    Administrator thích bài này.

Chia sẻ trang này