BÌNH LUẬN CHỦ ĐỀ GIẢM PHÁT

Thảo luận trong 'Trao đổi kinh nghiệm' bắt đầu bởi khiemtv, 26 Tháng 6 2012.

  1. (Lượt xem: 1,550)

    Hết lạm phát đến giảm phát: DN liên tiếp dính đòn

    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 xuống mức âm 0,26% đang khiến cho các doanh nghiệp (DN) không khỏi lo lắng.
    DN không trọng thương cũng kiệt sức
    Lạm phát vừa qua đi thì giảm phát đã kéo tới khiến DN hứng chịu liên tiếp hết "đòn" này đến "đòn" khác. Lĩnh đòn liên tiếp, khiến cho đa số DN không trọng thương cũng kiệt sức. Đến nay các DN đều hết sức khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Chỉ số giá đã giảm, giá hàng hóa có giảm, nhiều DN cho biết nếu giảm phát kéo dài, chắc chắn sẽ phải giảm giá hàng hóa, nhưng đó cũng chính là con đường đưa họ vào chỗ tự sát.
    Lạm phát tăng cao trong thời gian dài vừa qua đã đẩy chi phí sản xuất của nhiều DN thép lên cao. Lãi vay, nguyên liệu đầu vào, cước vận tải... tăng cao khiến cho chi phí sản xuất thép tăng cao. Hiện nay, giá thành 1 tấn thép sản xuất ra đang ở mức 15,2 triệu đồng, nhưng giá bán thép cao nhất chỉ ở mức18 triệu đồng/tấn.
    Với giá thành trên tính thêm 10% thuế VAT, cước phí vận chuyển, hoa hồng đại lý, khuyến mãi cho khách hàng thì hầu như các DN thép đã không có lợi nhuận. Đáng ra các DN phải tăng giá mới đảm bảo, nhưng không dám tăng mà ngược lại do giảm phát, các DN thép đã phải giảm giá từ 200.000 đồng tới 300.000 đồng/tấn.
    "Đầu vào chi phí cao, nay lại phải tiếp tục giảm giá bán sẽ khiến nhiều DN đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề".
    Các DN ô tô khi được hỏi cũng lắc đầu ngao ngán. Theo một số DN ô tô họ đã giảm giá hết khả năng rồi. Gần 6 tháng nay không có mẫu xe nào là không giảm giá mạnh. Mẫu xe giảm giá ít nhất cũng 30 triệu đồng, cao lên tơi cả trăm triệu đồng và diễn ra liên tiếp trong suốt thời gian dài.
    Với nhiều DN, các chi phí như quảng cáo, dịch vụ... cũng cắt giảm hết dồn vào giá để hỗ trợ khách hàng nhằm tăng tiêu thụ. Thời gian qua nhiều DN đã thua lỗ nặng do sản lượng giảm sút, nguồn tài chính mất cân đối, nay nếu phải tiếp tục giảm giá hơn nữa thì chỉ còn cách bán nốt hàng tồn kho, đóng cửa nhà máy và cho lao động nghỉ việc mà thôi.
    [IMG]
    Thời gian này, không nói đến sản phẩm xe du lịch mà ngay xe tải bán rất chậm. Số lượng bán hàng của các DN sản xuất xe tải nói chung chưa bằng 60% so với năm trước. Tiêu dùng giảm, buộc các công ty ô tô phải liên tục xem xét giảm giá, giảm sản lượng sản xuất, giảm tiền lương và giảm khả năng bố trí công ăn việc làm đưa đến thất nghiệp.
    Các DN bất động sản (BĐS) cũng trong tâm trạng tương tự. Theo thống kê, chỉ riêng lượng tồn đọng căn hộ chưa bán ở TP.HCM đã tới 20.000 căn, tại Hà Nội trên 10.000 căn.Thời gian qua các DN liên tục giảm giá,thậm chí khuyến mãi "khủng" cho khách hàng nhưng số giao dịch thành công rất ít.
    Giảm phát kéo dài là mối lo lớn bởi không giảm giá không bán được hàng, tiếp tục giảm giá thì thua lỗ và làm tăng thêm gánh nặng nợ nần.
    Đến nay đã có hơn 100.000 DN trong lĩnh vực BĐS, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng phải ngừng hoạt động. Đầu ra không có, sức mua suy giảm đang giết chết các DN BĐS, một thống kê mới đây cho biết có tới 90% DN BĐS đang thua lỗ. Tiếp tục giảm giá cũng đồng nghĩa với tăng thêm số DN thua lỗ, phá sản.
    Theo các bạn đọc cách nào để thoát chết??????????????????????????????????? Hãy tham gia bình luận nhé!
  2. Facebook comment - BÌNH LUẬN CHỦ ĐỀ GIẢM PHÁT

Chia sẻ trang này