Hụt hơi khi vào năm thứ nhất

Thảo luận trong 'Giáo dục đại học' bắt đầu bởi tuech, 17 Tháng 7 2012.

  1. (Lượt xem: 1,536)

    Vào đại học là bước vào một đời sống mới - đời sống sinh viên - với nhiều bạn trẻ từ trường phổ thông lên. Một chân trời tự do - nghĩa nào đó - rộng mở nhưng cũng phải đối mặt với nhiều va chạm của cuộc đời.

    Môi trường này rèn giũa cho các bạn trẻ đời sống tự lập nhưng cũng khối người hụt hơi.

    Hụt hơi với phương pháp học mới

    Bạn Lê Thị Cúc (ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ về sự hụt hơi trong học tập: “Lên đại học không còn bị kiểm tra bài, ở một số môn còn không điểm danh, cũng không bắt buộc phải ghi bài... nên thời gian đầu tôi thấy học đại học thật nhàn hạ. Nhưng đến lúc thi mới tá hỏa: không ghi bài trên lớp nên khi đọc giáo trình thấy khó hiểu, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống kiến thức”.

    Còn đối với Trần Thị Thu Thảo (ĐH Sư phạm TP.HCM) là một sự thất vọng: “Dù mình học rất chăm, ngày nào cũng xem lại bài trên lớp, lúc thi thức đến 2-3 giờ sáng để học bài nhưng kết quả chẳng bù đắp được những công sức đã bỏ ra”. Hạ Lan (ĐH Ngoại thương) còn kể: “Rất nhiều sinh viên hầu như không học gì cho đến sát ngày thi mới bắt tay vào học tủ vài câu, may mắn thì trúng còn xui xẻo thì đành chấp nhận thi lại”.

    Phương pháp học có thể nói là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả học tập của sinh viên. Nhưng phần lớn thời gian đầu các tân sinh viên đều mất phương hướng

    Căng thẳng giữa học và làm thêm
    Cơm - áo - gạo - tiền cũng là một gánh nặng đối với những sinh viên ngoại tỉnh, gia đình không giàu có trong thời gian học đại học. Những lo toan này làm cho việc học của họ trở nên căng thẳng hơn khi phải cân bằng cả hai việc một lúc, đôi khi xao nhãng việc học hành.

    Nhớ lại lúc cầm tấm giấy báo trúng tuyển đại học, Nguyễn Thị Bảo Ngọc (ĐH Y dược TP.HCM) thấy hạnh phúc vì những nỗ lực của mình đã có kết quả, nhưng bên cạnh đó là nỗi lo về những khoản chi phí khó có thể trang trải đối với gia đình thuần nông. Vừa rời giảng đường, Ngọc phải lao đi làm thêm để có tiền trang trải cho việc học và sinh hoạt. Những khi gần thi, Ngọc gầy rạc đi vì vừa phải ôn thi vừa phải kiếm tiền. Ngọc chia sẻ: “Đôi khi mình chỉ ước sao có thật nhiều tiền để có thể học mà không phải lo lắng đến những khoản chi phí bao vây mỗi ngày”.

    Còn trường hợp của Hoàng Thị Vinh (ĐH Ngoại thương), do quá mất thời gian với việc kiếm tiền mà Vinh thường bỏ bê việc học. Vinh lên lớp trong tình trạng mệt mỏi, ngủ gục... nên rớt nhiều môn ngay học kỳ đầu.

    Cám dỗ từ cuộc sống tự do

    Rời ghế nhà trường, khỏi vòng tay bảo bọc của bố mẹ, không ít sinh viên cảm thấy được “sổ lồng”, tha hồ tung hoành, tha hồ “ăn chơi” mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của một sinh viên đó là học tập và rèn luyện bản thân.

    Sống xa nhà, Quỳnh Anh (ĐH Kinh tế) thỏa sức vẫy vùng trong môi trường sống mới, tự do hơn và nhàn hạ hơn thời học sinh. Công việc chiếm nhiều thời gian nhất của Quỳnh Anh là dạo shop, tìm những bộ cánh thật đẹp và tìm những chỗ ăn ngon. Thời gian học buổi tối nhường chỗ cho những cuộc vui với bạn bè. Quỳnh Anh coi việc học chỉ là thứ yếu, “học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ”.

    Đối với Nguyễn Thành (ĐH Ngoại thương), cuộc sống tại một thành phố sôi động như TP.HCM có một sức hấp dẫn đặc biệt, nhất là khi gia đình ở quê khá giả. Dường như không có hộp đêm nào mà Thànhkhông biết, không có bar nào mà Thành chưa từng đến. Thành thường lui tới những nơi chỉ có những người đi làm và thu nhập cao mới có thể đến thường xuyên. “Đậu đại học rồi phải chơi cho đã, với lại sang năm 3, năm 4 học vẫn kịp mà”, Thành nhởn nhơ.

    st
    Ku Chì thích bài này.
  2. Facebook comment - Hụt hơi khi vào năm thứ nhất

Chia sẻ trang này