Kết qủa nghiên cứu về bệnh "hội chứng hoại tử gan tuỵ" trên tôm (hot)

Thảo luận trong 'Thủy hải sản' bắt đầu bởi jum_bos, 5 Tháng 3 2012.

  1. (Lượt xem: 2,022)

    Từ giữa năm 2010 đến nay, hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm diễn biến khá phức tạp và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trước tình hình tôm chết trên diện rộng với các biểu hiện hoại tử trên gan tụy, việc tìm ra tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là thực sự cần thiết. Theo sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long”, triển khai từ ngày 10/06/2011 đến 30/9/2011 và thu mẫu ở các trại nuôi tôm thuộc Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (xã Liêu Tú, Huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).
    Cách tiếp cận của đề tài là bố trí thực nghiệm ngoài ao nuôi và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ngoài ao nuôi nhằm mục đích xây dựng biện pháp phòng trị và thông qua thực nghiệm thu mẫu xác định tác nhân gây bệnh.
    Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm kiểm chứng việc ghi nhận tại hiện trường và kết quả phân tích mẫu. Biện pháp phòng trị bệnh là sự tổng hợp thông tin từ các ao nuôi thử nghiệm và đưa ra đề xuất. Trong thời gian triển khai thực hiện đề tài, có 70 ao tôm được thu mẫu tại các trang trại với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
    Kết quả phân tích mẫu bằng các phương pháp mô học, PCR, kính hiển vi điện tử đều không thấy sự hiện diện của tác nhân gây bệnh là vi sinh vật. Dấu hiệu hoại tử gan tụy là dấu hiệu duy nhất được tìm thấy dưới tiêu bản mô học. Kết quả kiểm tra độc tính của thuốc diệt giáp xác Cypermethrin trong phòng thí nghiệm cho thấy với nồng độ 0,05 ppb Cypermethrin gây chết cấp tính tôm sú, 100% tỷ lệ chết được tìm thấy sau 5 ngày. Các nồng độ 0,01; 0,001 và 0,0001 cũng gây chết tôm sú từ 30-75% sau 35 ngày thí nghiệm. Đặc biệt là dấu hiệu hoại tử ghi nhận được cũng giống như tôm bệnh thu ngoài ao nuôi. Kết quả kiểm tra dư lượng Cypermethrin trong mẫu bùn của những ao có tôm chết sớm ghi nhận sự hiện diện của Cypermethrin từ 50-600 ppb. Kết hợp giữa kết quả kiểm tra độc tính của Cypermethrin trong phòng thí nghiệm và dư lượng của Cypermethrin trong mẫu bùn có thể kết luận một trong những nguyên nhân gây chết tôm là do ảnh hưởng độc của Cypermethrin.
    Lê Hồng Phước
    Viện NC. NTTS 2
  2. Facebook comment - Kết qủa nghiên cứu về bệnh "hội chứng hoại tử gan tuỵ" trên tôm (hot)

  3. Bài này cũng có ý kiến tham khảo thôi.
    nhầm người ao mới vẫn chết nhân răng.
    nên cũng ko thể nói được nguyên nhân là do đâu!

    p/s Khongtenstudio

Chia sẻ trang này