Nghiên cứu và đưa ra giải pháp phòng chống tấn công DoS, DDoS

Thảo luận trong 'Mạng và bảo mật' bắt đầu bởi huongbien198, 17 Tháng 7 2012.

  1. (Lượt xem: 5,265)

    1.Khái niệm và phân loại

    1.1Khái niệm

    Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) có thể mô tả như hành động ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó.

    Nó bao gồm: làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ… mà mục đích cuối cùng là máy chủ (Server) không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm (Client).

    1.2 Phân loại

    Có 2 loại

    Loại 1: Dựa theo đặc điểm của hệ thống bị tấn công: gây quá tải khiến hệ thống mất khả năng phục vụ

    •Tin tặc gửi rất nhiều yêu cầu dịch vụ, bắt chước như người dùng thực sự yêu cầu đối với hệ thống

    •Để giải quyết yêu cầu, hệ thống phải tốn tài nguyên (CPU, bộ nhớ, đường truyền,…). Mà tài nguyên này thì là hữu hạn. Do đó hệ thống sẽ không còn tài nguyên để phục vụ các yêu cầu sau

    •Hình thức chủ yếu của kiểu này tấn công từ chối dịch vụ phân tán

    Loại 2 : Làm cho hệ thống bị treo, tê liệt do tấn công vào đặc điểm của hệ thống hoặc lỗi về an toàn thông tin

    •Tin tặc lợi dụng kẽ hở an toàn thông tin của hệ thống để gửi các yêu cầu hoặc các gói tin không hợp lệ (không đúng theo tiêu chuẩn) một cách cố ý, khiến cho hệ thống bị tấn công khi nhận được yêu cầu hay gói tin này, xử lý không đúng hoặc không theo trình tự đã được thiết kế, dẫn đến sự sụp đổ của chính hệ thống đó

    •Điển hình là kiểu tấn công Ping of Death hoặc SYN Flood

    2.Các cách thức tấn công

    2.1 Tấn công thông qua kết nối


    SYN Flood Attack

    -Được xem là một trong những kiểu tấn công DoS kinh điển nhất. Lợi dụng sơ hở của thủ tục TCP khi “bắt tay ba chiều”, mỗi khi client (máy khách) muốn thực hiện kết nối (connection) với server (máy chủ) thì nó thực hiện việc bắt tay ba lần (three – ways handshake) thông qua các gói tin (packet).

    Bước 1: Client (máy khách) sẽ gửi các gói tin (packet chứa SYN=1) đến máy chủ để yêu cầu kết nối.

    Bước 2: Khi nhận được gói tin này, server sẽ gửi lại gói tin SYN/ACK để thông báo cho client biết là nó đã nhận được yêu cầu kết nối và chuẩn bị tài nguyên cho việc yêu cầu này. Server sẽ giành một phần tài nguyên hệ thống như bộ nhớ đệm (cache) để nhận và truyền dữ liệu. Ngoài ra, các thông tin khác của client như địa chỉ IP và cổng (port) cũng được ghi nhận.

    Bước 3: Cuối cùng, client hoàn tất việc bắt tay ba lần bằng cách hồi âm lại gói tin chứa ACK cho server và tiến hành kết nối.
    kgp_DDoS01.JPG
    -Do TCP là thủ tục tin cậy trong việc giao nhận (end-to-end) nên trong lần bắt tay thứ hai,server gửi các gói tin SYN/ACK trả lời lại client mà không nhận lại được hồi âm của client để thực hiện kết nối thì nó vẫn bảo lưu nguồn tài nguyên chuẩn bị kết nối đó và lập lại việc gửi gói tin SYN/ACK cho client đến khi nào nhận được hồi đáp của máy client.

    -Điểm mấu chốt là ở đây là làm cho client không hồi đáp cho Server. Và có hàng nhiều, nhiều client như thế trong khi server vẫn “ngây thơ” lặp lại việc gửi packet đó và giành tài nguyên để chờ “người về” trong lúc tài nguyên của hệ thống là có giới hạn! Các hacker tấn công sẽ tìm cách để đạt đến giới hạn đó.
    kgp_DDoS02.JPG
    -Nếu quá trình đó kéo dài, server sẽ nhanh chóng trở nên quá tải, dẫn đến tình trạng crash (treo) nên các yêu cầu hợp lệ sẽ bị từ chối không thể đáp ứng được. Có thể hình dung quá trình này cũng giống hư khi máy tính cá nhân (PC) hay bị “treo” khi mở cùng lúc quá nhiều chương trình cùng lúc vậy .

    -Thông thường, để giả địa chỉ IP gói tin, các hacker có thể dùng Raw Sockets (không phải gói tin TCP hay UDP) để làm giả mạo hay ghi đè giả lên IP gốc của gói tin. Khi một gói tin SYN với IP giả mạo được gửi đến server, nó cũng như bao gói tin khác, vẫn hợp lệ đối với server và server sẽ cấp vùng tài nguyên cho đường truyền này, đồng thời ghi nhận toàn bộ thông tin và gửi gói SYN/ACK ngược lại cho Client. Vì địa chỉ IP của client là giả mạo nên sẽ không có client nào nhận được SYN/ACK packet này để hồi đáp cho máy chủ. Sau một thời gian không nhận được gói tin ACK từ client, server nghĩ rằng gói tin bị thất lạc nên lại tiếp tục gửi tiếp SYN/ACK, cứ như thế, các kết nối (connections) tiếp tục mở.
    kgp_DDoS03.JPG
    -Nếu như kẻ tấn công tiếp tục gửi nhiều gói tin SYN đến server thì cuối cùng server đã không thể tiếp nhận thêm kết nối nào nữa, dù đó là các yêu cầu kết nối hợp lệ. Việc không thể phục nữa cũng đồng nghĩa với việc máy chủ không tồn tại. Việc này cũng đồng nghĩa với xảy ra nhiều tổn thất do ngưng trệ hoạt động, đặc biệt là trong các giao dịch thương mại điện tử trực tuyến.

    -Đây không phải là kiểu tấn công bằng đường truyền cao, bởi vì chỉ cần một máy tính nối internet qua ngã dial-up đơn giản cũng có thể tấn công kiểu này (tất nhiên sẽ lâu hơn chút).
    kgp_DDoS04.JPG
    2.2 Lợi dụng tài nguyên của nạn nhân để tấn công

    Land Attack

    •Tương tự như SYN flood

    •Nhưng hacker sử dụng chính IP của mục tiêu cần tấn công để dùng làm địa chỉ IP nguồn trong gói tin

    •Đẩy mục tiêu vào một vòng lặp vô tận khi cố gắng thiết lập kết nối với chính nó

    UDP flood

    •Hacker gửi gói tin UDP echo với địa chỉ IP nguồn là cổng loopback của chính mục tiêu cần tấn công hoặc của một máy tính trong cùng mạng

    •Với mục tiêu sử dụng cổng UDP echo (port 7) để thiết lập việc gửi và nhận các gói tin echo trên 2 máy tính (hoặc giữa mục tiêu với chính nó nếu mục tiêu có cấu hình cổng loopback), khiến cho 2 máy tính này dần dần sử dụng hết băng thông của chúng, và cản trở hoạt động chia sẻ tài nguyên mạng của các máy tính khác trong mạng

    2.3 Sử dụng Băng Thông

    DDoS (Distributed Denial of Service)

    -Xuất hiện vào mùa thu 1999, so với tấn công DoS cổ điển, sức mạnh của DDoS cao hơn gấp nhiều lần. Hầu hết các cuộc tấn công DDoS nhằm vào việc chiếm dụng băng thông (bandwidth) gây nghẽn mạch hệ thống dẫn đến hệ thống ngưng hoạt động. Để thực hiện thì kẻ tấn công tìm cách chiếm dụng và điều khiển nhiều máy tính/mạng máy tính trung gian (đóng vai trò zombie) từ nhiều nơi để đồng loạt gửi ào ạt các gói tin (packet) với số lượng rất lớn nhằm chiếm dụng tài nguyên và làm tràn ngập đường truyền của một mục tiêu xác định nào đó.
    kgp_DDoS05.JPG
    -Theo cách này thì dù băng thông có bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể chịu đựng được số lượng hàng triệu các gói tin đó nên hệ thống không thể hoạt động được nữa và như thế dẫn đến việc các yêu cầu hợp lệ khác không thể nào được đáp ứng, server sẽ bị “đá văng” khỏi internet.

    kgp_DDoS06.JPG
    - Nói nôm na là nó giống như tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm vậy. Ví dụ rõ nhất là sự “cộng hưởng” trong lần truy cập điểm thi đại học vừa qua khi có quá nhiều máy tính yêu cầu truy cập cùng lúc làm dung lượng đường truyền hiện tại của máy chủ không tài nào đáp ứng nổi.
    -Hiện nay, đã xuất hiện dạng virus/worm có khả năng thực hiện các cuộc tấn công DDoS.Khi bị lây nhiễm vào các máy khác, chúng sẽ tự động gửi các yêu cầu phục vụ đến một mục tiêu xác định nào đó vào thời điểm xác định để chiếm dụng băng thông hoặc tài nguyên hệ thống máy chủ. Trường hợp của MyDoom là ví dụ tiêu biểu cho kiểu này

    2.4 Sử dụng tài nguyên khác

    Smurf Attack

    kgp_DDoS07.JPG

    •Kiểu tấn công này cần một hệ thống rất quan trọng là mạng khuyếch đại

    •Hacker dùng địa chỉ của máy tính cần tấn công để gửi gói tin ICMP echo cho toàn bộ mạng (broadcast)

    •Các máy tính trong mạng sẽ đồng loạt gửi gói tin ICMP reply cho máy tính mà hacker muốn tấn công

    •Kết quả là máy tính này sẽ không thể xử lý kịp thời một lượng lớn thông tin và dẫn tới bị treo máy.

    Tear Drop

    •Trong mạng chuyển mạch gói, dữ liệu được chia thành nhiều gói tin nhỏ, mỗi gói tin có một giá trị offset riêng và có thể truyền đi theo nhiều con đường khác nhau để tới đích. Tại đích, nhờ vào giá trị offset của từng gói tin mà dữ liệu lại được kết hợp lại như ban đầu

    •Lợi dụng điều này, hacker có thể tạo ra nhiều gói tin có giá trị offset trùng lặp nhau gửi đến mục tiêu muốn tấn công

    •Kết quả là máy tính đích không thể sắp xếp được những gói tin này và dẫn tới bị treo máy vì bị "vắt kiệt" khả năng xử lý

    Phá hoại hoặc chỉnh sửa thông tin cấu hình

    •Lợi dụng việc cấu hình thiếu an toàn như việc không xác thực thông tin trong việc gửi/nhận bản tin cập nhật (update) của router... mà kẻ tấn công sẽ thay đổi trực tiếp hoặc từ xa các thông tin quan trọng này

    •khiến cho những người dùng hợp pháp không thể sử dụng dịch vụ.

    Phá hoại hoặc chỉnh sửa phần cứng

    •Lợi dụng quyền hạn của chính bản thân kẻ tấn công đối với các thiết bị trong hệ thống mạng để tiếp cận phá hoại các thiết bị phần cứng như router, switch…

    vNgoài ra còn có kiểu tấn công từ chối dịch vụ phản xạ nhiều vùng DRDoS (Distributed Reflection Denial of Service)

    -Xuất hiện vào đầu năm 2002, là kiểu tấn công mới nhất, mạnh nhất trong họ DoS. Nếu được thực hiện bởi kẻ tấn công có tay nghề thì nó có thể hạ gục bất cứ hệ thống nào trên thế giới trong phút chốc.

    -Mục tiêu chính của DDDoS là chiếm đoạt toàn bộ băng thông của máy chủ, tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn đường kết nối từ máy chủ vào xương sống của Internet và tiêu hao tài nguyên máy chủ. Trong suốt quá trình máy chủ bị tấn công bằng DrDoS, không một máy khách nào có thể kết nối được vào máy chủ đó. Tất cả các dịch vụ chạy trên nền TCP/IP như DNS, HTTP, FTP, POP3, ... đều bị vô hiệu hóa.

    -Về cơ bản, DRDoS là sự phối hợp giữa hai kiểu DoS và DDoS. Nó có kiểu tấn công SYN với một máy tính đơn, vừa có sự kết hợp giữa nhiều máy tính để chiếm dụng băng thông như kiểu DDoS. Kẻ tấn công thực hiện bằng cách giả mạo địa chỉ của server mục tiêu rồi gửi yêu cầu SYN đến các server lớn như Yahoo, Micorosoft,… chẳng hạn để các server này gửi các gói tin SYN/ACK đến server mục tiêu. Các server lớn, đường truyền mạnh đó đã vô tình đóng vai trò zoombies cho kẻ tấn công như trong DDoS.

    kgp_DDoS08.JPG
    Quá trình gửi cứ lặp lại liên tục với nhiều địa chỉ IP giả từ kẻ tấn công, với nhiều server lớn tham gia nên server mục tiêu nhanh chóng bị quá tải, bandwidth bị chiếm dụng bởi server lớn. Tính “nghệ thuật” là ở chỗ chỉ cần với một máy tính với modem 56kbps, một hacker lành nghề có thể đánh bại bất cứ máy chủ nào trong giây lát mà không cần chiếm đoạt bất cứ máy nào để làm phương tiện thực hiện tấn công

    3. Cách phòng chống tổng quát

    Nhìn chung, tấn công từ chối dịch vụ không quá khó thực hiện, nhưng rất khó phòng chống do tính bất ngờ và thường là phòng chống trong thế bị động khi sự việc đã rồi. Việc đối phó bằng cách tăng cường “phần cứng” cũng là giải pháp tốt, nhưng thường xuyên theo dõi để phát hiện và ngăn chặn kịp thời cái gói tin IP từ các nguồn không tin cậy là hữu hiệu nhất.

    ·Mô hình hệ thống cần phải được xây dựng hợp lý, tránh phụ thuộc lẫn nhau quá mức. Bởi khi một bộ phận gặp sự cố sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống

    ·Thiết lập mật khẩu mạnh (strong password) để bảo vệ các thiết bị mạng và các nguồn tài nguyên quan trọng khác.

    ·Thiết lập các mức xác thực đối với người sử dụng cũng như các nguồn tin trên mạng. Đặc biệt, nên thiết lập chế độ xác thực khi cập nhật các thông tin định tuyến giữa các router.

    ·Xây dựng hệ thống lọc thông tin trên router, firewall… và hệ thống bảo vệ chống lại SYN flood.

    ·Chỉ kích hoạt các dịch vụ cần thiết, tạm thời vô hiệu hoá và dừng các dịch vụ chưa có yêu cầu hoặc không sử dụng.

    ·Xây dựng hệ thống định mức, giới hạn cho người sử dụng, nhằm mục đích ngăn ngừa trường hợp người sử dụng ác ý muốn lợi dụng các tài nguyên trên server để tấn công chính server hoặc mạng và server khác.

    ·Liên tục cập nhật, nghiên cứu, kiểm tra để phát hiện các lỗ hổng bảo mật và có biện pháp khắc phục kịp thời.

    ·Sử dụng các biện pháp kiểm tra hoạt động của hệ thống một cách liên tục để phát hiện ngay những hành động bất bình thường.

    ·Xây dựng và triển khai hệ thống dự phòng.

    ·Khi bạn phát hiện máy chủ mình bị tấn công hãy nhanh chóng truy tìm địa chỉ IP đó và cấm không cho gửi dữ liệu đến máy chủ.

    ·Dùng tính năng lọc dữ liệu của router/firewall để loại bỏ các packet không mong muốn, giảm lượng lưu thông trên mạng và tải của máy chủ.

    ·Nếu bị tấn công do lỗi của phần mềm hay thiết bị thì nhanh chóng cập nhật các bản sửa lỗi cho hệ thống đó hoặc thay thế.

    ·Dùng một số cơ chế, công cụ, phần mềm để chống lại TCP SYN Flooding. Tắt các dịch vụ khác nếu có trên máy chủ để giảm tải và có thể đáp ứng tốt hơn. Nếu được có thể nâng cấp các thiết bị phần cứng để nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống hay sử dụng thêm các máy chủ cùng tính năng khác để phân chia tải.

    ·Tạm thời chuyển máy chủ sang một địa chỉ khác.

    4.Chi tiết phòng chống DDoS

    -Có rất nhiều giải pháp và ý tưởng được đưa ra nhằm đối phó với các cuộc tấn công kiểu DDoS. Tuy nhiên không có giải pháp và ý tưởng nào là giải quyết trọn vẹn bài toán Anti-DDoS. Các hình thái khác nhau của DDoS liên tục xuất hiện theo thời gian song song với các giải pháp đối phó, tuy nhiên cuộc đua vẫn tuân theo quy luật tất yếu của bảo mật máy tính: “Hacker luôn đi trước giới bảo mật một bước”.
    -Có ba giai đoạn chính trong quá trình Anti-DDoS:

    ·Giai đoạn ngăn ngừa: tối thiểu hóa lượng Agent, tìm và vô hiệu hóa các Handler

    ·Giai đoạn đối đầu với cuộc tấn công: Phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công, làm suy giảm và dừng cuộc tấn công, chuyển hướng cuộc tấn công.

    ·Giai đoạn sau khi cuộc tấn công xảy ra: thu thập chứng cứ và rút kinh nghiệm

    Nguồn: vnpro.org
    tuech and bboy_nonoyes like this.
  2. Facebook comment - Nghiên cứu và đưa ra giải pháp phòng chống tấn công DoS, DDoS

  3. Phần 2:
    1.Tối thiểu hóa số lượng Agent

    - Từ phía User: một phương pháp rất tốt để năng ngừa tấn công DDoS là từng internet user sẽ tự đề phòng không để bị lợi dụng tấn công hệ thống khác. Muốn đạt được điều này thì ý thức và kỹ thuật phòng chống phải được phổ biến rộng rãi cho các internet user. Attack-Network sẽ không bao giờ hình thành nếu không có user nào bị lợi dụng trở thành Agent. Các user phải liên tục thực hiện các quá trình bảo mật trên máy vi tính của mình. Họ phải tự kiểm tra sự hiện diện của Agent trên máy của mình, điều này là rất khó khăn đối với user thông thường.

    - Một số giải pháp tích hợp sẵn khả năng ngăn ngừa việc cài đặt code nguy hiểm vào hardware và software của từng hệ thống. Về phía user họ nên cài đặt và cập nhật liên tục các software như antivirus, anti_trojan và server patch của hệ điều hành.

    - Từ phía ISP: Thay đổi cách tính tiền dịch vụ truy cập theo dung lượng sẽ làm cho user lưu ý đến những gì họ gửi, như vậy về mặt ý thức sẽ tăng cường phát hiện DDoS Agent sẽ tự nâng cao ở mỗi User.

    2.Tìm và vô hiệu hóa các Handler


    - Một nhân tố vô cùng quan trọng trong attack-network là Handler, nếu có thể phát hiện và vô hiệu hóa Handler thì khả năng Anti-DDoS thành công là rất cao. Bằng cách theo dõi các giao tiếp giữa Handler và Client hay Handler và Agent ta có thể phát hiện ra vị trí của Handler. Do một Handler quản lý nhiều, nên triệt tiêu được một Handler cũng có nghĩa là loại bỏ một lượng đáng kể các Agent trong Attack Network.

    3.Phát hiện dấu hiệu của một cuộc tấn công

    Agress Filtering:

    Kỹ thuật này kiểm tra xem một packet có đủ tiêu chuẩn ra khỏi một subnet hay không dựa trên cơ sở gateway của một subnet luôn biết được địa chỉ IP của các máy thuộc subnet. Các packet từ bên trong subnet gửi ra ngoài với địa chỉ nguồn không hợp lệ sẽ bị giữ lại để điều tra nguyên nhân. Nếu kỹ thuật này được áp dụng trên tất cả các subnet của internet thì khái nhiệm giả mạo địa chỉ IP sẽ không còn tồn tại.

    MIB statistics:

    Trong Management Information Base (SNMP) của route luôn có thông tin thống kê về sự biến thiên trạng thái của mạng. Nếu ta giám sát chặt chẽ các thống kê của Protocol ICMP, UDP và TCP ta sẽ có khả năng phát hiện được thời điểm bắt đầu của cuộc tấn công để tạo “quỹ thời gian vàng” cho việc xử lý tình huống.

    4.Làm suy giàm hay dừng cuộc tấn công

    Load balancing:
    Thiết lập kiến trúc cân bằng tải cho các server trọng điểm sẽ làm gia tăng thời gian chống chọi của hệ thống với cuộc tấn công DDoS. Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa lắm về mặt thực tiễn vì quy mô của cuộc tấn công là không có giới hạn.

    Throttling:

    Thiết lập cơ chế điều tiết trên router, quy định một khoảng tải hợp lý mà server bên trong có thể xử lý được. Phương pháp này cũng có thể được dùng để ngăn chặn khả năng DDoS traffic không cho user truy cập dịch vụ. Hạn chế của kỹ thuật này là không phân biệt được giữa các loại traffic, đôi khi làm dịch vụ bị gián đoạn với user, DDoS traffic vẫn có thể xâm nhập vào mạng dịch vụ nhưng với số lượng hữu hạn.

    Drop request:

    Thiết lập cơ chế drop request nếu nó vi phạm một số quy định như: thời gian delay kéo dài, tốn nhiều tài nguyên để xử lý, gây deadlock. Kỹ thuật này triệt tiêu khả năng làm cạn kiệt năng lực hệ thống, tuy nhiên nó cũng giới hạn một số hoạt động thông thường của hệ thống, cần cân nhắc khi sử dụng.

    5.Chuyển hướng của cuộc tấn công

    Honeyspots:
    -Một kỹ thuật đang được nghiên cứu là Honeyspots. Honeyspots là một hệ thống được thiết kế nhằm đánh lừa attacker tấn công vào khi xâm nhập hệ thống mà không chú ý đến hệ thống quan trọng thực sự.

    -Honeyspots không chỉ đóng vai trò “Lê Lai cứu chúa” mà còn rất hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý xâm nhập, vì trên Honeyspots đã thiết lập sẵn các cơ chế giám sát và báo động.

    -Ngoài ra Honeyspots còn có giá trị trong việc học hỏi và rút kinh nghiệm từ Attacker, do Honeyspots ghi nhận khá chi tiết mọi động thái của attacker trên hệ thống. Nếu attacker bị đánh lừa và cài đặt Agent hay Handler lên Honeyspots thì khả năng bị triệt tiêu toàn bộ attack-network là rất cao.

    6.Giai đoạn sau tấn công:

    Traffic Pattern Analysis:

    Nếu dữ liệu về thống kê biến thiên lượng traffic theo thời gian đã được lưu lại thì sẽ được đưa ra phân tích. Quá trình phân tích này rất có ích cho việc tinh chỉnh lại các hệ thống Load Balancing và Throttling. Ngoài ra các dữ liệu này còn giúp Quản trị mạng điều chỉnh lại các quy tắc kiểm soát traffic ra vào mạng của mình.

    Packet Traceback:

    Bằng cách dùng kỹ thuật Traceback ta có thể truy ngược lại vị trí của Attacker (ít nhất là subnet của attacker). Từ kỹ thuật Traceback ta phát triển thêm khả năng Block Traceback từ attacker khá hữu hiệu, gần đây đã có một kỹ thuật Traceback khá hiệu quả có thể truy tìm nguồn gốc của cuộc tấn công dưới 15 phút, đó là kỹ thuật XXX.

    Bevent Logs:

    Bằng cách phân tích file log sau cuộc tấn công, quản trị mạng có thể tìm ra nhiều manh mối và chứng cứ quan trọng.

    7.Sử dụng Load Balancing

    a)Giới thiệu chung:

    Một số đơn vị, chẳng hạn như các công ty hàng không hoặc các ngân hàng lớn, mạng máy tính có thể ví như hệ thần kinh điều khiển hoạt động của toàn doanh nghiệp. Sự ngừng hoạt động của mạng máy tính trong những cơ quan này có thể làm tê liệt các hoạt động chính của đơn vị, và thiệt hại khó có thể lường trước được.

    Các máy chủ là trái tim của của mạng máy tính, nếu máy chủ mạng hỏng, hoạt động của hệ thống sẽ bị ngưng trệ. Điều đáng tiếc là dù các hãng sản xuất đã cố gắng làm mọi cách để nâng cao chất lượng của thiết bị, nhưng những hỏng hóc đối với các thiết bị mạng nói chung và các máy chủ nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp để đảm bảo cho hệ thống vẫn hoạt động tốt ngay cả khi có sự cố xảy ra đối với máy chủ mạng, và công nghệ clustering (bó) là câu trả lời cho vấn đề này. Bài báo này giới thiệu nguyên lý và phân tích một số giải pháp clustering đang được áp dụng cho các hệ thống mạng máy tính lớn với hi vọng có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về công nghệ tưởng như đơn giản nhưng thực tế khá phức tạp này.

    b)Tổng quan về công nghệ Clustering

    Clustering là một kiến trúc nhằm đảm bảo nâng cao khả năng sẵn sàng cho các hệ thống mạng máy tính. Clustering cho phép sử dụng nhiều máy chủ kết hợp với nhau tạo thành một cụm (cluster) có khả năng chịu đựng hay chấp nhận sai sót (fault-tolerant) nhằm nâng cao độ sẵn sàng của hệ thống mạng. Cluster là một hệ thống bao gồm nhiều máy chủ được kết nối với nhau theo dạng song song hay phân tán và được sử dụng như một tài nguyên thống nhất. Nếu một máy chủ ngừng hoạt động do bị sự cố hoặc để nâng cấp, bảo trì, thì toàn bộ công việc mà máy chủ này đảm nhận sẽ được tự động chuyển sang cho một máy chủ khác (trong cùng một cluster) mà không làm cho hoạt động của hệ thống bị ngắt hay gián đoạn. Quá trình này gọi là “fail-over”; và việc phục hồi tài nguyên của một máy chủ trong hệ thống (cluster) được gọi là “fail-back”.
    kgp_DDoS09.JPG
    kgp_DDoS10.JPG
    Hình 1. Mô hình cơ bản của 1 hệ thống Network Load balancing

    c)Các yêu cầu của 1 hệ thống Cluster:

    Yêu cầu về tính sẵn sàng cao (availability). Các tài nguyên mạng phải luôn sẵn sàng trong khả năng cao nhất để cung cấp và phục vụ các người dùng cuối và giảm thiểu sự ngưng hoạt động hệ thống ngoài ý muốn.

    Yêu cầu về độ tin cậy cao (reliability). Độ tin cậy cao của cluster được hiểu là khả năng giảm thiểu tần số xảy ra các sự cố, và nâng cao khả năng chịu đựng sai sót của hệ thống.

    Yêu cầu về khả năng mở rộng được (scalability). Hệ thống phải có khả năng dễ dàng cho việc nâng cấp, mở rộng trong tương lai. Việc nâng cấp mở rộng bao hàm cả việc thêm các thiết bị, máy tính vào hệ thống để nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như việc thêm số lượng người dùng, thêm ứng dụng, dịch vụ và thêm các tài nguyên mạng khác.
    Ba yêu cầu trên được gọi tắt là RAS (Reliability-Availability-Scalability), những hệ thống đáp ứng được ba yêu cầu trên được gọi là hệ thống RAS (cần phân biệt với Remote Access Service là dịch vụ truy cập từ xa).
    Cũng cần chú ý rằng hiệu quả hoạt động của hệ thống Clustering phụ thuộc vào sự tương thích giữa các ứng dụng và dịch vụ, giữa phần cứng và phần mềm. Ngoài ra, kỹ thuật clustering không thể chống lại các sự cố xảy ra do virus, sai sót của phần mềm hay các sai sót do người sử dụng. Để chống lại các sự cố này cần xây dựng một cơ sở dữ liệu được bảo vệ chắc chắn cũng như có các kế hoạch khôi phục, backup dữ liệu.

    d)Cluster nhiều địa điểm phân tán

    Với các hệ thống mạng lớn có các người dùng phân bố rải rác, hiệu quả của việc phòng chống sự cố và nâng cao tính sẵn sàng của mạng sẽ được cải thiện hơn nhiều nếu xây dựng hệ thống cluster bố trí tại nhiều địa điểm. Kiến trúc nhiều địa điểm có thể được thiết kế theo rất nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là có một điểm gốc và một số điểm ở xa.

    Với kiểu thiết kế đầy đủ, toàn bộ cấu trúc của điểm gốc được xây dựng lại đầy đủ ở các điểm ở xa. Điều này cho phép các điểm ở xa hoạt động độc lập và có thể xử lý toàn bộ khối lượng công việc của điểm gốc nếu cần. Trong trường hợp này, việc thiết kế phải đảm bảo sao cho cơ sở dữ liệu và các ứng dụng giữa điểm gốc và các điểm ở xa phải đồng bộ và được cập nhật sao lặp ở chế độ thời gian thực.

    Với kiểu thiết kế thực hiện từng phần thì chỉ có các thành phần cơ bản là được cài đặt ở các điểm ở xa nhằm: Xử lý các khối lượng công việc quá tải trong các giờ cao điểm; Duy trì hoạt động ở mức cơ bản trong trường hợp điểm gốc site bị sự cố; Cung cấp một số dịch vụ hạn chế nếu cần.
    Cả kiểu thiết kế đầy đủ hay từng phần đều dùng phương cách phân tán các máy chủ rải rác về mặt địa lý. Cluster phân tán về địa lý sử dụng mạng LAN ảo (Virtual LAN) để kết nối các mạng khu vực lưu trữ SAN (storage area network) qua những khoảng cách lớn.

    e)Một vài thuật toán sử dụng trong Load balancing phòng chống DoS:
    kgp_DDoS11.JPG
    Hình 2. Sơ đồ một hệ thống mạng Firewall Load Balancing
    kgp_DDoS12.JPG
    kgp_DDoS12.JPG
    kgp_DDoS13.JPG
    f)Các mô hình Load Balancing hiện nay:

    i.Client-side load balancing
    kgp_DDoS14.JPG
    ii.Server-side load balancing

    kgp_DDoS15.JPG
    g)Chế độ hoạt động của Network Load Balancing

    Mỗi máy chủ trong cluster được gọi là một nút (cluster node), và có thể được thiết lập ở chế độ chủ động (active) hay thụ động (passive). Khi một nút ở chế dộ chủ động, nó sẽ chủ động xử lý các yêu cầu. Khi một nút là thụ động, nó sẽ nằm ở chế độ dự phòng nóng (stanby) chờ để sẵn sàng thay thế cho một nút khác nếu bị hỏng. Nguyên lý hoạt động của Cluster có thể biểu diễn như trong hình 1.
    kgp_DDoS16.JPG
    Trong một cluster có nhiều nút có thể kết hợp cả nút chủ động và nút thụ động. Trong những mô hình loại này việc quyết định một nút được cấu hình là chủ động hay thụ động rất quan trọng. Để hiểu lý do tại sao, hãy xem xét các tình huống sau:

    - Nếu một nút chủ động bị sự cố và có một nút thụ động đang sẵn sàng, các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên nút hỏng có thể lập tức được chuyển sang nút thụ động. Vì máy chủ đóng vai trò nút thụ động hiện tại chưa chạy ứng dụng hay dịch vụ gì cả nên nó có thể gánh toàn bộ công việc của máy chủ hỏng mà không ảnh hưởng gì đến các ứng dụng và dịch vụ cung cấp cho người dùng cuối (Ngầm định rằng các các máy chủ trong cluster có cấu trúc phần cứng giống nhau).

    - Nếu tất cả các máy chủ trong cluster là chủ động và có một nút bị sự cố, các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên máy chủ hỏng sẽ phải chuyển sang một máy chủ khác cũng đóng vai trò nút chủ động. Vì là nút chủ động nên bình thường máy chủ này cũng phải đảm nhận một số ứng dụng hay dịch vụ gì đó, khi có sự cố xảy ra thì nó sẽ phải gánh thêm công việc của máy chủ hỏng. Do vậy để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường kể cả khi có sự cố thì máy chủ trong cluster cần phải có cấu hình dư ra đủ để có thể gánh thêm khối lượng công việc của máy chủ khác khi cần.
    Trong cấu trúc cluster mà mỗi nút chủ động được dự phòng bởi một nút thụ động, các máy chủ cần có cấu hình sao cho với khối lượng công việc trung bình chúng sử dụng hết khoảng 50% CPU và dung lượng bộ nhớ.
    Trong cấu trúc cluster mà số nút chủ động nhiều hơn số nút bị động, các máy chủ cần có cấu hình tài nguyên CPU và bộ nhớ mạnh hơn nữa để có thể xử lý được khối lượng công việc cần thiết khi một nút nào đó bị hỏng.
    Các nút trong một cluster thường là một bộ phận của cùng một vùng (domain) và có thể được cấu hình là máy điều khiển vùng (domain controllers) hay máy chủ thành viên. Lý tưởng nhất là mỗi cluster nhiều nút có ít nhất hai nút làm máy điều khiển vùng và đảm nhiệm việc failover đối với những dịch vụ vùng thiết yếu. Nếu không như vậy thì khả năng sẵn sàng của các tài nguyên trên cluster sẽ bị phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng của các máy điều khiển trong domain.

    h)Network Load Balancing của Goole và Yahoo! trong việc phòng chống Denial of Service:

    i.Cơ chế chung

    vKhi connect tới server, Round Robin DNS Load Balancing sẽ phân giải domain thành nhiều địa chỉ IP khác nhau và sử dụng cấp thứ 1của load balancing là gửi tới các cluster khác nhau, các cluster này thực chất là các server cache của nhau, dữ liệu của chúng được đồng bộ lẫn nhau thông qua giao thức HTTP.

    vMỗi server cluster có hàng ngàn server để gửi các query tới web server

    vServer load balancer lấy request của user và chuyển tiếp nó tới 1 trong các web servers nhờ vào Squid proxy servers

    vSquid proxy server nhận request của client load balancer và trả về kết quả nếu có trong cache ngược lại thì chuyển tiếp tới web servers

    vWeb server định vị tọa độ thực thi các queries của user và định dạng kết quả thành 1 trang HTML

    ii.Giải pháp thực tế của Google

    vSử dụng các NetScaler 9800 Secure Application Switches

    vNetScaler có thể tải hàng trăm megabits trong 1 giâycủa tầng 4 đếntầng 7 lưu lượng sử dụng

    vTại dữ liệu trung tâm, các máy chủ sử dụng các Apache Server và các ứng dụng Web Server do chính Google thiết kế

    vCách thức NetScaler phòng chống DoS là nó đóng vai trò như 1 firewall dự phòng của hệ thống firewall của công ty

    vCác load balancer được thiết kế chỉ chấp nhận các luồng thông tin qua cổng 80, nếu thông tin không đi qua một cổng được chỉ định, hoặc không bắt nguồn từ 1 IP, chúng sẽ bị hủy lập tức

    vVới tính năng "SYN cookies", NetScaler có thể đáp ứng các SYN messages - packets khởi đầu cho 1 TCP/IP connection(được sử dụng trong "SYN flood" DoS attack) mà không xung đột với tài nguyên của chính nó

    vVới NetScaler, Google phòng chống được DoS attack từ tầng 4, đối với tầng 7 đã có công cụ được cài trên các Web server xử lý

    vThiết lập kiến trúc cân bằng tải cho các server trọng điểm sẽ làm gia tăng thời gian chống chọi của hệ thống với cuộc tấn công DDoS


    1Một số vụ tấn công bằng DoS và DDoS


    Thế giới

    •1998 Chương trình Trinoo Distributed Denial of Service (DDoS) được viết bởi Phifli.

    •Tháng 5 – 1999 Trang chủ của FBI đã ngừng họat động vì cuộc tấn công bằng (DDOS)

    •Cuối tháng 9 năm 1999, Công cụ Stacheldraht đã bắt đầu xuất hiện trên những hệ thống của Châu âu và Hoa kỳ

    •Lúc 10h 30 ngày 7-2-2000 Yahoo bị tấn công từ chối dịch vụ và ngưng trệ hoạt động trong vòng 3 giờ đồng hồ. Web site Mail Yahoo và GeoCities đã bị tấn công từ 50 địa chỉ IP khác nhau với những yêu cầu chuyển vận lên đến 1 gigabit /s

    •8-2-2000 nhiều Web site lớn như Buy.com, Amazon.com, eBay, Datek, MSN, và CNN.com bị tấn công từ chối dịch vụ.

    •Lúc 7 giờ tối ngày 9-2-2000 Website Excite.com là cái đích của một vụ tấn công từ chối dịch vụ, dữ liệu được luân chuyển tới tấp trong vòng 1 giờ cho đến khi kết thúc, và gói dữ liệu đó đã hư hỏng nặng.

    Việt Nam

    •Ngày 01/12/2005 Website Hacker lớn nhất Việt Nam HVA bị tấn công bằng “chiêu thức” xFlash với tốc độ tấn công khoảng 16.000 syn/s. Đây là vụ tấn công Từ Chối Dịch Vụ đầu tiên ở Việt Nam

    •Nguyễn Thành Công tức DantruongX (Đắk Lắk) tấn công vào website của công ty Việt Cơ vào ngày 12/03/2006.

    •Và bị bắt vào ngày 28/04/2006.

    •Đây là vụ tấn công đầu tiên ở Việt Nam bị pháp luật xử lý.

    •DantruongX là tác giả của một loại code DDoS mạnh nhất tại Việt Nam hiện nay, và với 10 PC có thể đánh sập một website trong 10 phút.


    Mô hình tấn công vào Website của Việt Cơ

    kgp_DDoS17.JPG
    •Ngày 31/7/2006, một sinh viên năm thứ 2 đã bị đơn vị phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc C15 Bộ Công an bắt giữ vì tiến hành tấn công từ chối dịch vụ. Kẻ "thủ ác" quản trị một số diễn đàn âm nhạc và lợi dụng PC thành viên để đánh phá website "nạn nhân" trong thời gian dài.

    •Hacker trẻ tuổi này đã dùng phương pháp xFlash để tấn công những máy chủ của công ty phần mềm Nhân Hòa trong một thời gian dài .

    Sơ đồ tấn công vào công ty Nhân Hòa
    kgp_DDoS18.JPG

    Nguồn: vnpro.org
    bboy_nonoyes thích bài này.
  4. Cảm ơn em! Bài viết rất hay! :)
    tuech and huongbien198 like this.
  5. Mỏi tay với cái bài viết này luôn anh ơi, quá nhiều ảnh, upload mỏi tay luôn :D
    bboy_nonoyes thích bài này.
  6. Éo èo!!! Ai biểu em hổng chịu dùng chức năng Upload hình ảnh để upload hàng loạt, Upload từng file thì chậm là phải rồi! :))
    huongbien198 thích bài này.
  7. Em tưởng đâu up từng file giống cái kia nên em đâu thử chi...làm mỏi tay muốn chết :D
  8. Anh bổ sung chức năng Upload hàng loạt cho vừa lòng em rồi đó! :))
    Nhưng anh đã tách riêng chức năng Upload File & Upload Hình ảnh rồi! :D
    Upload File có thể Upload đc 10 MB/File đó em! :D
    huongbien198 thích bài này.

Chia sẻ trang này