Những điều ít biết về con số 4

Thảo luận trong 'Phong thủy' bắt đầu bởi tuech, 30 Tháng 7 2012.

  1. (Lượt xem: 1,581)

    Nói về Con số 4

    Tiền nhân ta thường nghiền ngẫm những hiện tượng quan trọng, lập đi lập lại trong cuộc sống để đánh giá, tổng kết và sắp hạng ưu tiên. Mục đích là để người đương thời và hậu thế noi theo, ứng dụng trong đời sống. Phần lớn những nhận xét đến nay vẫn còn giá trị, nhưng cũng có một số đã lỗi thời, theo biến chuyển của thời gian. Ngoài ra, dân gian thỉnh thoảng cũng tham gia ý kiến và sắp hạng với một tinh thần bông lơn, trào phúng. Có một điều thú vị là dân ta thường dùng con số 4 để sắp hạng những nhận định của mình. Cũng có lúc dùng các con số 2, 3, 5, 6, 7... nhưng ít hơn.

    I. Nhận định về hiện tượng thiên nhiên

    1. Về phương hướng có tứ phương : Ðông, Tây, Nam, Bắc.
    2. Về thời tiết có tứ quí (cũng gọi là tứ thời) : xuân, hạ, thu, đông.
    3. Có 4 loại cây tiêu biểu cho 4 mùa : mai, lan, cúc, trúc.
    4. Tứ hải. Thời xưa người Trung Hoa cho rằng 4 mặt chung quanh đất liền là biển cả. Thuở ấy, người xưa chưa biết Trái Ðất là một quả cầu tròn vĩ đại, gồm nhiều lục địa, bao quanh bởi nhiều biển, chứ không phải chỉ có 4 biển mà thôi. Cho nên họ nói, cả nước, thậm chí cả thiên hạ (tức là cả thế giới) đều là "tứ hải". Do đó mới có các thành ngữ sau đây:
    - Tứ hải giai huynh đệ : Trong bốn biển đều là anh em, tất cả loài người là đồng bào.
    - Tứ hải vi gia : Bốn biển là nhà, nghĩa bóng là nói về con người giang hồ, đi phiêu lưu khắp đó đây, không ở nơi nào cố định.

    II. Nhận định về hiện tượng xã hội

    1. Về ngành nghề, theo quan niệm xưa, có 4 thứ hạng, gọi là tứ dân : sĩ, nông, công, thương. Vào thời đại quân chủ, người ta trọng kẻ sĩ, nhưng lúc mất mùa đói kém, thứ tự bị đảo lộn:
    Nhứt sĩ nhì nông
    Hết gạo chạy rong
    Nhứt nông nhì sĩ.
    Thời đại ngày nay, đặc biệt là tại nước * Việt Nam, việc sắp hạng trên đã lỗi thời. Làm "quan", làm người trí thức và nhứt là làm nhà văn, nhà báo, nhà giáo đều trở thành nhà nghèo. Thôi thì giải nghệ, làm "ông thương nghiệp", tức là làm nhà doanh nghiệp, buôn bán móc ngoặc, mánh mung cho khỏe tấm thân. Cho nên, có người đổi lại cách sắp hạng là : Nhứt thương, nhì công, tam nông, tứ sĩ.
    Hiện nay (1998), tại Việt Nam, sinh viên chọn các môn học sau đây để tiến thân : Nhứt kinh, nhì tin, tam Anh, tứ luật (Kinh tế, tin học, Anh văn, luật khoa).
    2. Về nghệ thuật có 4 ngành : cầm, kỳ, thi, họa.
    3. Về nghề lao động có : ngư, tiều, canh, mục. Tức là nghề đánh cá, nghề đốn củi, nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi. Ngày nay, ta gọi là ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp (gồm cả trồng trọt và chăn nuôi).
    4. Trong nghề nông có 4 yếu tố sau đây vẫn còn giá trị : Nhứt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
    5. Tứ thi. Bốn bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo : Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.
    6. Tứ bảo. Bốn đồ vật quí báu của người trí thức : Giấy, bút (lông), mực, nghiên. Ngày nay, máy điện toán (computer) đã thay thế ba đồ vật ngày xưa (trừ giấy).
    7. Tứ táng. Thời phong kiến 4 cách an táng người chết : Thủy táng, hỏa táng, thổ táng, điểu táng.
    Tức là ném thi hài xuống sông, đốt thành tro, chôn dưới đất, phơi cho chim ăn.
    8. Tứ đại đồng đường. Cha, con, cháu, chít, dân chúng rất xa lạ về cách sống này. Xưa kia, Việt Nam đã trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, bị ảnh hưởng sâu xa về văn hóa Trung Hoa, cho nên trong xã hội ngày nay, "nhị đại đồng đường" và "tam đại đồng đường" vẫn còn phổ biến.
    9. Tứ sắc là một trò chơi bài có 112 quân với 4 màu : xanh, vàng, đỏ, trắng.
    10. Trong sinh hoạt thời trước tại nước ta, có 4 việc mà ta nên cẩn thận, không nên tùy hứng sáp vô, vì hậu quả có thể đem lại nhiều phiền toái :
    Ở đời có bốn cái ngu,
    Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

    III. Nhận định về con người

    1. Ở Trung Quốc, vào thời quân chủ, người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân như sau : Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. (Trau dồi bản thân, lo việc gia đình, điều khiển đất nước, đem lại hòa bình cho nhân loại).
    2. Ðạo đức của con người, theo quan niệm xưa :
    Ðối với phái nam : hiếu, đễ, trung, tín (thờ cha mẹ, trọng người lớn, hết lòng với nước, trọng lời hứa)
    Ðối với phái nữ : Công, dung, ngôn, hạnh (Nữ công, nét mặt, nói năng, tánh nết).
    3. Tứ duy. Ðạo đức xưa để duy trì lòng người : Lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
    4. Theo quan niệm của Phật giáo, có :
    a. Tứ vô lượng tâm là tiêu chuẩn cho lối sống của người Phật tử : Từ, bi, hỉ, xả (Từ : tình thương, cứu khổ; Bi : thương xót, ban vui; Hỉ : vui mừng; Xả : bông bỏ, tha thứ)
    b. Tứ diệu đế là 4 lẽ mậu nhiệm của Phật giáo : Sinh, khổ, diệt, đạo.
    c. Tứ khổ là 4 cảnh khổ của đời người : sinh, lão, bịnh, tử.
    5. Tứ bất tử.
    a. Theo quan niệm duy tâm, có 4 hạng người bất tử : Thần, Tiên, Phật, Thánh.
    b. Trong đời thường có 4 hạng người cũng được xem là bất tử:
    - Người có đạo đức lớn
    - Người có sự nghiệp lớn
    - Người có tác phẩm văn học bất hủ lưu truyền lâu dài
    - Người có công lao lớn
    6. Tứ linh. Theo quan niệm xưa, có 4 con vật linh thiêng : long, lân, qui, phụng.
    7. Tứ đổ tường. Bốn điều ham mê tai hại: Tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, đánh bạc, hút thuốc phiện)
    8. Con người có 4 điều khác thường về diện mạo và ngoại hình : Nhứt lé, nhì lùn, tam hô, tứ móm
    9. Tứ khoái. Con người có 4 khoái cảm :
    Cữu hạn phùng cam vũ
    Tha hương ngộ cố tri
    Ðộng *ng hoa chúc dạ
    Kim bảng quải danh thì
    Nghĩa : Nắng lâu ngày gặp mưa ngọt, tức khổ lâu ngày gặp được sướng. Sống xa quê hương gặp bạn cũ. Ðêm tân hôn của vợ chồng. Tên được yết trên bảng vàng, tức bản đề tên các thí sinh đậu tiến sĩ trong thời đại khoa cử ngày xưa.
    Nguồn: http://forum.vietyo.com/topic/noi-ve-con-so-4-50328.html Nói về Con số 4

    Tiền nhân ta thường nghiền ngẫm những hiện tượng quan trọng, lập đi lập lại trong cuộc sống để đánh giá, tổng kết và sắp hạng ưu tiên. Mục đích là để người đương thời và hậu thế noi theo, ứng dụng trong đời sống. Phần lớn những nhận xét đến nay vẫn còn giá trị, nhưng cũng có một số đã lỗi thời, theo biến chuyển của thời gian. Ngoài ra, dân gian thỉnh thoảng cũng tham gia ý kiến và sắp hạng với một tinh thần bông lơn, trào phúng. Có một điều thú vị là dân ta thường dùng con số 4 để sắp hạng những nhận định của mình. Cũng có lúc dùng các con số 2, 3, 5, 6, 7... nhưng ít hơn.

    I. Nhận định về hiện tượng thiên nhiên

    1. Về phương hướng có tứ phương : Ðông, Tây, Nam, Bắc.
    2. Về thời tiết có tứ quí (cũng gọi là tứ thời) : xuân, hạ, thu, đông.
    3. Có 4 loại cây tiêu biểu cho 4 mùa : mai, lan, cúc, trúc.
    4. Tứ hải. Thời xưa người Trung Hoa cho rằng 4 mặt chung quanh đất liền là biển cả. Thuở ấy, người xưa chưa biết Trái Ðất là một quả cầu tròn vĩ đại, gồm nhiều lục địa, bao quanh bởi nhiều biển, chứ không phải chỉ có 4 biển mà thôi. Cho nên họ nói, cả nước, thậm chí cả thiên hạ (tức là cả thế giới) đều là "tứ hải". Do đó mới có các thành ngữ sau đây:
    - Tứ hải giai huynh đệ : Trong bốn biển đều là anh em, tất cả loài người là đồng bào.
    - Tứ hải vi gia : Bốn biển là nhà, nghĩa bóng là nói về con người giang hồ, đi phiêu lưu khắp đó đây, không ở nơi nào cố định.

    II. Nhận định về hiện tượng xã hội

    1. Về ngành nghề, theo quan niệm xưa, có 4 thứ hạng, gọi là tứ dân : sĩ, nông, công, thương. Vào thời đại quân chủ, người ta trọng kẻ sĩ, nhưng lúc mất mùa đói kém, thứ tự bị đảo lộn:
    Nhứt sĩ nhì nông
    Hết gạo chạy rong
    Nhứt nông nhì sĩ.
    Thời đại ngày nay, đặc biệt là tại nước * Việt Nam, việc sắp hạng trên đã lỗi thời. Làm "quan", làm người trí thức và nhứt là làm nhà văn, nhà báo, nhà giáo đều trở thành nhà nghèo. Thôi thì giải nghệ, làm "ông thương nghiệp", tức là làm nhà doanh nghiệp, buôn bán móc ngoặc, mánh mung cho khỏe tấm thân. Cho nên, có người đổi lại cách sắp hạng là : Nhứt thương, nhì công, tam nông, tứ sĩ.
    Hiện nay (1998), tại Việt Nam, sinh viên chọn các môn học sau đây để tiến thân : Nhứt kinh, nhì tin, tam Anh, tứ luật (Kinh tế, tin học, Anh văn, luật khoa).
    2. Về nghệ thuật có 4 ngành : cầm, kỳ, thi, họa.
    3. Về nghề lao động có : ngư, tiều, canh, mục. Tức là nghề đánh cá, nghề đốn củi, nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi. Ngày nay, ta gọi là ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp (gồm cả trồng trọt và chăn nuôi).
    4. Trong nghề nông có 4 yếu tố sau đây vẫn còn giá trị : Nhứt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
    5. Tứ thi. Bốn bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo : Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.
    6. Tứ bảo. Bốn đồ vật quí báu của người trí thức : Giấy, bút (lông), mực, nghiên. Ngày nay, máy điện toán (computer) đã thay thế ba đồ vật ngày xưa (trừ giấy).
    7. Tứ táng. Thời phong kiến 4 cách an táng người chết : Thủy táng, hỏa táng, thổ táng, điểu táng.
    Tức là ném thi hài xuống sông, đốt thành tro, chôn dưới đất, phơi cho chim ăn.
    8. Tứ đại đồng đường. Cha, con, cháu, chít, dân chúng rất xa lạ về cách sống này. Xưa kia, Việt Nam đã trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, bị ảnh hưởng sâu xa về văn hóa Trung Hoa, cho nên trong xã hội ngày nay, "nhị đại đồng đường" và "tam đại đồng đường" vẫn còn phổ biến.
    9. Tứ sắc là một trò chơi bài có 112 quân với 4 màu : xanh, vàng, đỏ, trắng.
    10. Trong sinh hoạt thời trước tại nước ta, có 4 việc mà ta nên cẩn thận, không nên tùy hứng sáp vô, vì hậu quả có thể đem lại nhiều phiền toái :
    Ở đời có bốn cái ngu,
    Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

    III. Nhận định về con người

    1. Ở Trung Quốc, vào thời quân chủ, người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân như sau : Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. (Trau dồi bản thân, lo việc gia đình, điều khiển đất nước, đem lại hòa bình cho nhân loại).
    2. Ðạo đức của con người, theo quan niệm xưa :
    Ðối với phái nam : hiếu, đễ, trung, tín (thờ cha mẹ, trọng người lớn, hết lòng với nước, trọng lời hứa)
    Ðối với phái nữ : Công, dung, ngôn, hạnh (Nữ công, nét mặt, nói năng, tánh nết).
    3. Tứ duy. Ðạo đức xưa để duy trì lòng người : Lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
    4. Theo quan niệm của Phật giáo, có :
    a. Tứ vô lượng tâm là tiêu chuẩn cho lối sống của người Phật tử : Từ, bi, hỉ, xả (Từ : tình thương, cứu khổ; Bi : thương xót, ban vui; Hỉ : vui mừng; Xả : bông bỏ, tha thứ)
    b. Tứ diệu đế là 4 lẽ mậu nhiệm của Phật giáo : Sinh, khổ, diệt, đạo.
    c. Tứ khổ là 4 cảnh khổ của đời người : sinh, lão, bịnh, tử.
    5. Tứ bất tử.
    a. Theo quan niệm duy tâm, có 4 hạng người bất tử : Thần, Tiên, Phật, Thánh.
    b. Trong đời thường có 4 hạng người cũng được xem là bất tử:
    - Người có đạo đức lớn
    - Người có sự nghiệp lớn
    - Người có tác phẩm văn học bất hủ lưu truyền lâu dài
    - Người có công lao lớn
    6. Tứ linh. Theo quan niệm xưa, có 4 con vật linh thiêng : long, lân, qui, phụng.
    7. Tứ đổ tường. Bốn điều ham mê tai hại: Tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, đánh bạc, hút thuốc phiện)
    8. Con người có 4 điều khác thường về diện mạo và ngoại hình : Nhứt lé, nhì lùn, tam hô, tứ móm
    9. Tứ khoái. Con người có 4 khoái cảm :
    Cữu hạn phùng cam vũ
    Tha hương ngộ cố tri
    Ðộng *ng hoa chúc dạ
    Kim bảng quải danh thì
    Nghĩa : Nắng lâu ngày gặp mưa ngọt, tức khổ lâu ngày gặp được sướng. Sống xa quê hương gặp bạn cũ. Ðêm tân hôn của vợ chồng. Tên được yết trên bảng vàng, tức bản đề tên các thí sinh đậu tiến sĩ trong thời đại khoa cử ngày xưa.
    mà nói vậy thôi chứ người Hoa thường kỵ số 4, nhất là người Quảng Đông, dân ở Hồng Kông mà nghe số 4 là sợ xanh mặt
    Vì số 4 Quảng Đông, Triều Châu....Và tiếng Quan Thoại đều đồng âm với "tử" ( là chết) các đoàn xe du lịch HKong, TQ khi vào VN, đánh số xe 1, xe2, xe3...xe 5, không có xe số 4, không có bàn số 4 trong các buổi tiệc
    trong tiến lên ta có tứ quí
    4 bậc thang ta có :sinh,lão, bệnh, tử
    con so 4 dính tử ,ai mà hổng sợ chứ?
    st
    Ku Chì thích bài này.
  2. Facebook comment - Những điều ít biết về con số 4

Chia sẻ trang này