Những yếu quyết niệm phật được nhất tâm.

Thảo luận trong 'Kỹ năng sống' bắt đầu bởi tuech, 4 Tháng 8 2012.

  1. (Lượt xem: 1,359)

    Đại sư Hám Sơn dạy: Niệm Phật muốn được nhất tâm cần có năm yếu quyết sau đây:
    - Phải có chí quyết định.
    - Phải nhận rõ không mê lầm.
    - Phải buông bỏ được.
    - Phải tùy duyên.
    - Phải có tâm chán khổ khẩn thiết.

    1. Phải có chí quyết định: “ Niệm Phật không khó, khó ở bền lâu. Bền lâu không khó, khó ở nhất tâm. Nhất tâm không khó, khó ở quyết tâm”.
    Vậy thì hành giả Tịnh Độ muốn thành tựu từng công phu thấp nhất là Bất Niệm Tự Niệm phải có ý chí kiên cường và giữ vững lập trường, bền tâm quyết chí, không chùn chân, dừng bước, không thay đổi, phải có nghị lực kiên cố, nhẫn nại sẵn sàng san bằng mọi nghịch cảnh, chướng duyên và một quyết tâm cao như leo núi cao, từng bước vững chắc nhất định lên đến đỉnh núi mới thôi.

    2. Phải có tâm nhận rõ không mê lầm: Thiền sư Không Đàm nói : “ Công danh cái thế, màn sương sớm. Phú quý kinh nhân, giấc mộng dài”. Tạm hiểu là công danh dù hơn đời cũng chỉ là hạt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ, mặt trời vừa ló dạng sương nọ tiêu tan ngay. Giàu có, rừng tiền, bạc biển, đến nỗi người phải kinh sợ cũng chỉ là giấc mộng dài mà thôi.

    Chư Tổ dạy: “ Vợ chồng là oan gia, con là đòi nợ, trả nợ, đền ơn hay báo oán mà thôi”. Nói như vậy không có nghĩa là vứt bỏ tình nghĩa vợ chồng, con cháu mà là phải và chỉ làm tròn bổn phận làm vợ, chồng, cha, mẹ chứ không luyến ái, dính mắc trước giờ phút lâm chung. Tình ái là gốc sinh tử luân hồi, chướng nạn vãng sanh Cực Lạc. Phải nhận thức rõ như trên, mới gọi là nhìn thấu nhận rõ, không mê lầm.

    3. Phải buông bỏ được: Đức Thế Tôn đã bỏ ngôi báu, cung vàng, điện ngọc, rời cha hiền, vợ đẹp, con ngoan, xuất gia tu đạo, sống cuộc đời đạm bạc ba y, một bát,… để rồi đắc đạo Giác Ngộ, trở thành bậc tôn quý nhất thế gian này, là bậc Thầy vĩ đại của người, trời, là Cha hiền của muôn loài. Đây là tấm gương sáng cho hàng Phật tử chúng ta.
    Tất cả chúng ta, ai ai mới sinh ra cũng đều là Trần Văn Trụi để rồi ra đi là Trần Trắng Tay. Đến chẳng mang lại gì, đi cũng chẳng mang gì theo, có chăng là nghiệp đã tạo. Thế mà chấp thủ làm chi ? Quý vị hãy thử nghĩ coi, quý vị đã trân quý, bằng mọi cách chất chứa, cố gìn giữ tiền của, danh vọng, sắc đẹp…thế mà nó cũng đã từng bỏ quý vị rồi. Những thứ hiện còn giữ, rồi một ngày nào đó vô thường đến quý vị ra đi, dù quý vị luyến tiếc, quyết giữ nó, thử hỏi có giữ được không, hay là bắt buộc xuôi tay mà ra đi.

    Tóm lại, trước sau gì cũng phải buông bỏ mà thôi. Nếu chết mới buông bỏ, ôi thôi ! Cả đời đã gây quá nhiều ác nghiệp, quyết định bị đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Chi bằng bây giờ buông bỏ, quyết chí niệm Phật A Di Đà, đạt Bất Niệm Tự Niệm, vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ sanh ( trong đó dĩ nhiên có ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu nhiều đời nhiều kiếp của mình ) theo gương sáng của Đức Bổn Sư Thế Tôn có tốt hơn không ?

    Phàm phu chúng ta thường hay hẹn, hẹn ngày mai. Cái ngày mai đó không bao giờ có. Người xưa dạy: “ Ngay giờ, quyết dứt, liền thôi dứt; chờ đợi cho xong, chẳng lúc xong”.

    4. Phải tùy duyên: Tùy duyên thì an mệnh. Hãy an phận thủ thường, ít muốn biết đủ, giàu sống theo giàu, nghèo sống theo nghèo, sang sống theo sang, hèn sống theo hèn, vinh sống theo vinh, nhục sống theo nhục.
    Thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Giữ vững lập trường, bền lòng vững chí, không chùn chân, dừng bước. Đó gọi là tùy duyên nhưng bất biến.

    Về hành trì cũng phải tùy duyên:
    - Tùy theo nhà lớn nhỏ, có bàn Phật hay không, chớ nên chấp chặt vào nghi thức.
    - Về thời khóa cũng vậy, phải tùy theo thời gian rãnh rỗi hay bận rộn, sức khỏe và căn cơ của mình, phải biết uyển chuyển như ngạn ngữ dạy: “ Núi cao chẳng ngại áng mây bay”.
    Điều quan trọng là phải biết uyển chuyển tận dụng thời gian và sức lực, chớ buông trôi, giãi đãi.

    Tóm lại, hành giả phải tùy duyên nhưng bất biến. Bất biến nhưng tùy duyên, phải làm chủ lấy mình, không để bị cảnh chuyển; linh động, uyển chuyển, tận dụng thời gian, sức lực, phải hạ quyết tâm cao, kiên nhẫn tinh tấn niệm Phật đó mới thật là người trí chân tu.

    Đại lão Hòa Thượng: Thích Trí Tịnh hiệu đính
    bboy_nonoyes thích bài này.
  2. Facebook comment - Những yếu quyết niệm phật được nhất tâm.

Chia sẻ trang này