phong thuỷ tâm linh

Thảo luận trong 'Phong thủy' bắt đầu bởi thieu1xulamtiphu, 30 Tháng 6 2012.

  1. thieu1xulamtiphu vai gánh nặng muôn nghìn điều khó nhọc..

    (Lượt xem: 1,516)

    Điều đáng quan tâm khi đi lễ chùa
    Đầu xuân, khá nhiều khách thập phương đi lễ chùa, mục tiêu khong gì khác là đầu năm mới đi cầu xin lộc, xin tài cho một năm mới, làm ăn gặp nhiều may mắn. sức khoẻ bình an, xuất nhập bình na, an khang thuận lợi.
    Tôi xin nhắn gửi các vị 2 điều cần đáng quan tâm:
    1- Xin quẻ xăm đầu năm
    2- Xin Thầy xem cho việc gì đó đầu năm (gieo 2 đồng tiền âm dương)
    Tại sao tôi mạo muội nhắc nhở khách thấp phương 2 vấn đề này ?
    Vì có quá nhiều người bị sai lầm trong 2 vấn đề trên, buộc lòng tôi phải viết bài này.
    1- Xin quẻ xăm đầu năm:
    Nguyên tắc cơ bản: Một ống xăm bao gồm 100 quẻ xăm theo số thứ tự từ 1 đên 100. Tương ứng với mỗi một quẻ xăm đó có một bài thơ minh hoạ những ý cơ bản cho số thẻ của quẻ xăm. Tuỳ sự linh thiêng của từng chùa, từng đền , từng vị thánh, mà có những nội dung khác nhau, tôi không dám can thiệp vào vấn đề đó.Chỉ xin quí vị quan tâm là: Phương pháp xin quẻ xăm như thế nào cho đúng với nguyên tắc của cổ nhân. Nguyên tắc đó như sau:
    Trong một 100 quẻ xăm, có 99 thẻ có số thứ tự, còn 1 thẻ không có số thứ tự, goị là thăm trắng( hay thăm lệnh)
    Chủ nhân cần xem vấn để gì, thì hãy bình thản thắp nhang cầu nguyện và lắc thẻ. Phải lắc thẻ lúc nào Thăm Lệnh ra (Thẻ không có số văng ra khỏi ống, rơi trên mặt đất) và tiếp tục lắc thẻ. Thẻ văng ra liền sau thăm lệnh mới thực sự là "Vận hạn" của chủ nhân. Moị trường hợp khác đều không ứng nghiệm.
    Xin thưa: Các thầy ở các đền chùa thường bỏ qua phương pháp này, vì làm như thế sẽ mất nhiều thời gian, mà thời gian đối với các thầy là vằng ngọc. Nên tốt nhất đối với các Tín chủ hãy tỉnh táo, tự mình làm các động tác nói trên, tôi dám chắc là linh nghiệm 100 %.
    Còn giải nội dung trong quẻ, thì cần nhờ thầy chuyên sâu Hán tự và chuyên ngành.
    2- Xin việc đầu năm, bằng cách dành 2 đồng tiền.
    Trước hết tôi nói nguyên lý cơ bản của việc dành 2 đồng tiền:Đồng tiền cổ có một măt trơn gọi là Âm, một mặt có chữ gọi là Dương
    Khi ta dùng 2 đồng tiền để dành trên đía, sẽ xảy ra 27 trường hợp cơ bản. Trong 27 trường hợp đó chia làm 3 dạng:
    Lần thứ nhất dành: 1 âm, 1 dương gọi là thủ thắng
    Lần thứ nhất dành: 2 âm, gọi là thủ Âm
    Lần thứ nhất dành: 2 dương gọi là thủ Dương
    Ngoài 27 trường hợp cơ bản, còn có 2 trường hợp ngoại lệ:
    a- Tiền văng ra ngoài đĩa khi ta dành tiền.
    b- Thủ thắng, nhưng 2 đồng tiền nằm trên trục Đông- Tây.
    Cả 29 trường hợp trên, Đức Thánh Mẫu đã tổng kết qui nạp cho ta trong 29 bài thơ ngắn gọn sau đây[IMG]Bẳng dưới)
    Căn cứ vào từng nội dung đó, người thầy phải giải thích cho chủ nhân những ý cơ bản đó.
    Nội dung khái lược của 29 bài thơ đó như sau:

    ÂM DƯƠNG TAM THỨC LINH NGHIỆM
    9 Quái thủ thắng

    Â - D
    Â - D
    Âm dương thắng cả 3 đài
    Quỉ Thần chứng giám, Đất Trời xét soi
    Bệnh lành, kiện thắng, đinh tài
    Người yên vật lợi, gặp thời vẻ vang


    Â - Â
    D - D
    Việc làm bố trí cả rồi
    Tiểu nhân hiềm khích, hết lờ kêu ca
    Lưới vây đã kín rồi mà
    Nó còn kêu cứu, lên tòa lên trên


    D - D
    Â - Â
    Cô kia còn đợi theo về
    Đời người khó nhọc, đề huề đa đoan
    Già rồi mới được bình an
    Giao du vui vẻ, kiệm toàn người ơi.



    Â - D
    Â - Â
    Ba phen gió thổi tù và
    Trời không đổ tuyết, mà ta lạnh lùng
    Gia công tu tỉnh trong lòng
    Công đồng thêm tốt, vui chung bệnh lành


    Â-D
    D-D
    Cung Tú cùng với Kim Long
    Sạch mây đón gói, sửa sang tu hành
    Hỏi về tình, dời lòng đổi khác
    Thì gia đình chuốc lấy nạn tai



    Â - Â
    Â - D
    Quỉ Thần sáng lắm người ơi
    Thành tâm, định lễ vậy thời biết cho
    Xuân qua, thu tới hẹn hò
    Trăm hoa đua nở, chẳng lo nghèo nàn



    D - D
    Â - D
    Khí trời có nóng gì đâu
    Bởi ngươi xuống chạm, cho nên nóng nhiều
    Dốc lòng tu tỉnh mọi điều
    Đào đá, lọc cát, đợi ngày vàng hơn



    D - D
    D - D
    Lòng ta hiểu hết ngươi rồi
    Chí ngươi toan sắp rạch trig, đón mây
    Bên sông đọc sách canh chầy
    Công thành danh toại, đợi ngày Quang huy



    Â - Â
    Â - Â
    Cây có gốc, nước có nguồn
    Người ta có Tổ, có Tiên luận thường
    Ngươi sao không biết liệu đường
    Ăn no ngủ kỹ, chẳng màng chi ai





    9 Quái thủ Âm


    Â - Â
    Â - Â
    Song quân đánh đấu ngoài đồng
    Máu đen, máu đỏ vô cùng đau thương
    Ba lần sấp cả âm cường
    Khó mà giữ được tai ương sau này



    D - D
    Â - Â
    Bọn kia hung bạo làm xằng
    Chính mà chẳng thắng được phường tà dâm
    Mừng sao Âm Quỉ giải bàn
    Nguy quẻ biến thuật, bình an cho người



    D - D
    D - D
    Rồi đây lui tới thiện đàn
    Sau rồi sẽ thấy tình thâm chốn nào
    Tiểu nhân thân thứ vì sao ?
    Cho nên quân tử, ghế cao mà ngồi



    Â - D
    D - D
    Mây che nên bóng trăng mờ
    Gương mờ chấm thủy, lờ mờ khó soi
    Việc nào, ngưng lại việc nào
    Trước tuy hung triệu, thanh tao sau này



    D - D
    Â - D
    Tiểu nhân trước định lăm le
    Trung gian sẽ thấy phù trì đại nhân
    Âm Dương chung sức góp phần
    Cộng đồng thêm tốt, vui chung bệnh lành



    Â - Â
    D - D
    Tổ Tiên giúp đỡ nhiều phần
    Tâm giao ý hợp, quỉ thần tam thông
    Bỗng đâu lòng lại như lòng
    Quí nhân nay gặp, hanh thông vui mừng



    Â - D
    Â - D
    Mấy lần mây thổi hầu tai
    Trăng ra sẽ thấy, hào quang hiện dần
    Thưở đầu quang cảnh tối tăm
    Về sau mới được gia đình quang huy



    Â - D
    Â - Â
    Thủy chung lắm nỗi tai ương
    Tu tâm dưỡng tính, gia đình hòa vui
    Dần dà phúc tốt ai ơi
    Nghe ta vững cứ, chẳng sai đâu mà



    Â - Â
    Â - D
    Động rồi, ngừng lại kẻo nguy
    Ngừng thì có đỡ, tiến thì họa ra
    Cương cứng nên phải khiêm nhường
    Trung gian sẽ thấy, cát xương hiện về.




    9 Quái thủ Dương


    D - D
    D - D
    Rồng khô ngộ nước Long hoàn
    Khắc nào cơn khát, đặng còn qua sông
    Dưới trên khiêm tốn một lòng
    Tính mà ngang ngạnh, chẳng xong việc gì



    D - D
    Â - Â
    Thành tâm nhất trí cầu kỳ
    Thần ta cũng biết, nhà mày kêu van
    Nhưng mà có bọn tiểu nhân
    Nó còn quấy rối, gặp phần gian nguy



    Â - Â
    Â - Â
    Người trên đã quyết ra tay
    Người dưới hộ trì, việc này chí nguy
    Trong lòng đã chịu chua cay
    Việc làm chịu dở, đổi thay cực lòng




    Â - D
    Â - D
    Việc này đều được mừng đây
    Trung gian sẽ thấy … bất thường
    Cẩn phòng chu đáo maoij đường
    Sau rồi mới được huy hoàng yên vui



    Â - Â
    D - D Quí nhân chủ việc này đây
    Đơn sơ châm chước, sao hay đây là
    Văn thơ đắc ý đượm đà
    Dưới trên sum họp, cả nhà yên vui


    Â -D
    Â -Â


    Người trên dụng ý làm rồi
    Bởi chưng kẻ dưới cạnh tranh khó lòng
    Rồi đây lắm việc chẳng thông
    E còn mắc nạn, tai ương bất kỳ.



    Â - Â
    Â – D

    Người lớn dụng ý tốt thôi
    Đề phong kẻ nhỏ lắm lời trung gian
    Quyết đem võ lực đánh càn
    Thế là vô tội, mới bàn hanh thông



    Â - D
    D - D
    Bề trên giúp đỡ nhiều phần
    Trong nhà có một vị thần anh linh
    Dẫu cho sóng gió bất bình
    Chẳng lo nguy hiểm, gia đình vững tâm



    D - D
    Â - D
    Nhổ tranh, nhổ cả rễ tranh
    Muốn cho thực vật yên lành tốt tươi
    Dưới trên thuần thục yên vui
    Ấy là điều tốt, đợi ngày quang huy


    Hai trường hợp ngoại lệ:
    1. Âm dương lạc đĩa, nhảy ra ngoài:
    Âm Dương lạc đĩa nhảy ra ngoài
    Một là bất cẩn, trộm tín nghi
    Cầu Thần trước ứng, sau linh nghiệm,
    Xét tâm sám hối, cải tâm đi

    2- Khi gieo tiền, lần thứ nhất, được 1 sấp, 1 ngửa (thủ thắng), nhưng 2 đồng tiền lại nằm trên trục Đông Tây của Địa Bàn, thì không gieo tiếp lần thứ 2 và 3 nữa. Trường hợp này gọi là Đông ngửa-Tây ngưỡng , tương đương với 3 lần 1 âm, 1 dương.
    Phải căn cứ vào từng nội dung cụ thể mà Tín chủ muốn cầu, để thầy giải thích cho tường tận.
    Tóm lại: Nguyên tắc căn bản khi dành 2 đồng tiền âm dương ta phải dành 3 lần. Tương ứng với 29 trường hợp đó sẽ có 29 Khổ thơ minh hoạ nhằm hướng dẫn cho các thầy biết cách lý giải Hoạ Phúc cho chủ nhân.
    Cũng cảnh báo các thầy, khi chưa hiểu thấu đáo thì có chớ nói liều mà hoạ trước hết đến thăm chủ, sau đó sẽ đến thăm con cháu của các thầy, đó là điều không sao tránh khỏi.
    Thực tình mà nói rằng: Tôi đã từng bị các vị cao niên cho là thiếu khiêm tốn. Thiếu khiêm tốn ở chỗ: Tôi hay vặn vẹo các vị cao niên: Tại sao như thế ? Lý do vì đâu ? Nhưng sự thật Chân lý cuối cùng sẽ thuộc về chính nghĩa, và cuối cùng các vị cao niên ấy buộc phải thừa nhận: Chú có lý. Thực chất tôi cũng chẳng có lý gì cả, chỉ là con người sớm khuya chăm đèn sách, đam mê với Chu Dịch, Tử Vi, Độn giáp, Thái ất, Phong thuỷ.v.v.v , thích học hỏi, lắng nghe trong bàn dân thiên hạ, dù người đó là ai lớn, bé trẻ già cũng mặc, chỉ cần có cái lý, nên cũng tích luỹ được ít nhiều kiến thức, mạo muội giãi bày, mong các vị thấu hiểu cho.
    tuech thích bài này.
  2. Facebook comment - phong thuỷ tâm linh

Chia sẻ trang này