SỰ TRUNG THỰC CỦA CÁC XÁC CHẾT - Tiến Sĩ. WALLOC (Mỹ)-Được đề cử giải Nobel Y học năm 1991 (Phần 2)

Thảo luận trong 'Sức khỏe - Đời sống' bắt đầu bởi Phạm Ngọc Yến, 23 Tháng 10 2013.

  1. (Lượt xem: 1,559)

    Bài báo tâm đắc nhất của tôi đã đăng trong tạp chí Times ngày 6/4/1992. Nếu các bạn chưa đọc, tôi thành thật khuyên các bạn tìm nó ở bất cứ trường học nào, hoặc các thư viện cũng được. Hãy sao ra và dán nó ở cửa cái, nhà tắm hoặc trên các máy lạnh gì đó …
    Đó là bài báo bao gồm nhiều vấn đề nhất, trong đó có nói tới các vitamine chiến thắng được bệnh ung thư, tim mạch và tác dung chống lão hóa. Trong 6 trang đề cập đến những lời khuyên của bài báo này, chỉ có một ý kiến ngược lại, khi tôi hỏi một vị bác sĩ : “Ông nghĩ gì về các vitamine và khoáng chất với tư cách là những chất bổ sung vào thức ăn của chúng ta ?”. Vị bác sĩ được chất vấn đã trả lời như thế này : “Sự hấp thụ các vitamine không mang lại lợi ích gì cả!” đó là câu trả lời của Bác sĩ Victor Hubin , giáo sư y học của trường y Newyork Mausinai … “Tất cả các chất vitamine với tư cách là chất bổ sung vào thức ăn chỉ làm có mỗi việc : Biến nước giải của chúng ta thành thứ đắt giá hơn mà thôi”. Nếu dịch lời lẽ ấy ra cho dễ hiểu thì có nghĩa là thế này , rằng chúng ta sẽ “đái ra đô la”, chúng ta làm cái việc vô bổ ! nhưng chính vì ông không chịu nói toẹt ra như vậy đấy thôi! Và , nếu điều đó được đăng lên có nghĩa là trong đó có vấn đề.
    Về việc này, tôi xin phép thưa với các bạn như sau : Qua 17.500 ca phẫu thuật, trong đó có 14.501 ca đăc biệt cho động vật đủ loại trên thế giới và 3.000 ca cho con người, tôi có kinh nghiệm , từ đó rút ra được kết luận rằng, nếu nói theo kiểu của vị bác sĩ kia, có nghĩa là :
    CHƠ NÊN ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG VITAMINE VÀ KHOÁNG CHẤT CHO MÌNH NỮA MÀ HÃY ĐẦU TƯ ĐỂ LÀM GIÀU CHO CÁC VỊ THẦY THUỐC !
    Tôi khẳng định một cách chắc chắn rằng, chính chúng ta đang tạo điều kiện để làm giàu cho các thầy thuốc !
    Từ năm 1776 cho đến cuối đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ đã chi ra khoảng 8 triệu đô la cho nghiên cứu khoa học y học và cho y tế. Nhưng giờ đây, riêng về y tế, Mỹ phải chi 1,2 ngàn tỷ đô la trong một năm,nhưng vẫn còn thiếu. Có phải chăng mọi người chúng ta đều muốn y tế được miễn phí.
    Tôi có thể nói với các bạn rằng, nếu chúng ta áp dụng hệ thống y tế cho con người vào ngành nông nghiệp với số phí tổn như thế, thì món thịt băm mà các bạn dùng hàng ngày sẽ có giá 550 USD/Kg. Còn ngược lại, nếu ta áp dụng hệ thống chi phí y tế nông nghiệp mà ta vận dụng trong chăn nuôi vào con người, thì phí tổn cho một gia đình 5 nhân khẩu sẽ chỉ phải tốn có 10USD/tháng. Vậy ta chọn cho mình phương án nào ?
    Tôi nghĩ rằng do chúng ta tạo điều kiện để các thầy thuốc làm giàu nhờ những phí tổn ta phải gánh chịu, cộng với số tiền trợ cấp của Nhà nước thì về phía họ, họ cũng phải có trách nhiệm với chúng ta một phần mới phải, tức họ phải có trách nhiệm cung cấp cho chúng ta những thông tin mới nhất về những thành tựu y học. Nhưng có mấy ai dang ngồi trong hội trường này đã nhận được những thông tin như vậy từ các bác sĩ tư của mình chưa ? Điều đó có phải là cái gì đó rất kỳ cục không ?
    Nhưng ở tôi , tôi có một lượng thông tin lớn mà các bạn có thể nhận được và tôi muốn được chia sẻ cùng các bạn :
    1/- Bệnh loét dạ dày (Lở bao tử) :
    Trong số các bạn chắc có người đã từng nghe trước đây người ta cho nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là do stress mà ra. Nhưng 50 năm trước, ngành thú y chúng tôi đã hiểu được rằng, chứng loét dạ dày ở heo là do vi khuẩn. Đương nhiên, không phải vì thế mà chúng tôi áp dụng phương pháp phẫu thuật et1y dày heo để điều trị cho chúng. Vì như vậy sẽ rất tốn kém và sau đó, nếu bán được con heo đó, giá bán sẽ lên đến 550 USD/Kg thịt heo băm.
    Chúng tôi biết một thứ khoáng chất, được gọi là BIZMAR, dùng nó vẫn trị được cho heo chứng bệnh này, không cần đến một can thiệp phẫu thuật nào cả. Chúng tôi đã làm như vậy và chỉ tốn phí tổn khoảng 5 USD trong một đầu heo.
    Cách điều trị đơn giãn chỉ bằng khoáng chất BIZMAR, và khoáng chất khác, cộng với Tétracyline. Thế mà mãi đến năm 1994 vào tháng 2 có trường Đại học quốc gia mới công bố rằng, bệnh loét dạ dày là do vi khuẩn chứ không phải do stress gây ra và có thể trị được.
    Phải chăng các nhà nghiên cứu y học thường hay nói : Hãy chỉ cho công chúng biết những thành tựu y học nào có khả năng mang đến lợi nhuận cho họ ? Giờ đây, các viện và trường đại học, chính họ sự dụng từ : TRỊ ĐƯỢC mà không có chút đắn đo nào . Họ chính thức nói : bệnh loét dạ dày có thể trị khỏi bằng phương pháp kết hợp các chât khoáng, Bizmar và Tétraccylin !
    Nếu ai chưa biết Bizmar là gì, xin cứ ghé vào cửa hàng thực phẩm hoặc bất cứ hiệu thuốc nào đó để hỏi mua nó với giá 2USD một lọ thuốc màu hồng hồng có tên là PEPTOBIZMA .
    Cứ vậy đem về mà dùng , có thể tri được loét dạ dày , các bạn lại phải chọn : Trị khỏi bệnh với giá 5USD hay đưa cổ cho người ta “chém”.!
    2/- Bệnh ung thư :
    Một căn bệnh rất đáng sợ là nguyên nhân chêt được xêp vào hàng thứ hai của người Mỹ.
    Tháng giêng, năm 1993 tại Viện ung thư học Boston, thuộc Trường Y, sau khi theo dõi những người mắc bệnh chứng ung thư, đã công nhận về vệic cung cấp chế độ ăn để phòng bệnh này. Các kết luận dựa trên công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trung Quốc, tại Tỉnh Hà Nam. Tỉnh này được chọn để tiến hành các cuộc nghiên cứu vì người ta ghi nhận ở đó số người mắc chứng ungthư có tỷ lệ cao nhất.
    Người ta nghiên cứu 29.000 người trong vòng 5 năm. Những bệnh nhân được cấp lượng vitamine và khoáng chất vượt gấp 2 lần liều lượng so với người Mỹ thường dùng. Chẳng hạn, liều dùng vitamine đối với người Mỹ là 60mg/ngày, thì người bị chứng ung thư ở đấy được dùng đến 120mg. Ông ALAIN PAUL, người nhận 2 giải Nobel nói rằng : Nếu bạn muốn ngừa được chứng ung thư, bạn phải dùng đến 10.000mg/ngày.
    Thế là các vị thầy thuốc kiếm ăn bằng nghề nghiệp của mình lại nổ ra một cuộc tranh luận với ông ấy. Nhưng những người đang cải vã đó thì hiện nay đang vui vẻ ngự trên “Thiên đàng” rồi, còn Alain Paul vẫn sống trên mặt đất và vẫn còn khỏe mạnh. Năm nay ông đã 94 tuổi,làm việc 14 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần, đang sống trong môt trang trại chăn nuôi (ranch) tại bang California và giảng day cho trường đại học California ở San-Francisco. Vậy, các bạn hãy chọn đi ! Hoặc phải nghe theo lời giáo huấn của các bác sĩ đáng kính đang ngồi chểm chệ trên “Thiên đàng” hoặc nghe theo lời khuyên của tiến sĩ Paul ?
    Thế là, rất hoàn toàn tự nhiên và vô hai khi ta sử dụng gấp đôi liều Vitamine A và C so với tiêu chuẩn lâu nay qui định.
    Không kém phần quan trọng khi dùng kẽm (Zn), Riboflavine (Vitamine B2), Molipden v.v… Nhưng có một nhóm đặc biệt có lợi đó là bộ ba : Vitamine E, Béta-carotène và Selenium (Se). Ba hợp chất này cần dùng với liều gấp đôi hàng ngày. Nếu làm được như vậy mà đạt được 50% lợi ích cũng đã tốt lắm rồi.
    Trong số những người bệnh được sử dụng Vitamine E, Béta-carotène và Selenium trong vòng 5 năm thì trường hợp tử vong của những người mắc chứng nan y giảm 10%. Còn tối thiểu với bệnh ung thư hết thuốc chữa thì bộ này đã cứu thoát được 13%.
    Tại Hà Nam , cứ 100 người tình nguyện được chữa bằng phương pháp này, đã thoát chết được 21 người.
    Những thông tin như vậy, lẽ ra các thầy thuốc phải thông báo lại cho các bạn, đằng nay họ lại cứ điềm nhiên tọa thị, tôi cảm thấy nực cười !
    (Còn tiếp....)
  2. Facebook comment - SỰ TRUNG THỰC CỦA CÁC XÁC CHẾT - Tiến Sĩ. WALLOC (Mỹ)-Được đề cử giải Nobel Y học năm 1991 (Phần 2)

Chia sẻ trang này