Tâm sự của người “cứu” Bianfishco

Thảo luận trong 'Tin tức Bạc Liêu' bắt đầu bởi Bác Sỹ Tôm, 27 Tháng 8 2012.

  1. (Lượt xem: 1,360)

    Ông Trần Kim Minh-Chủ tịch HĐQT Công ty 584 nhận định “đầu ra của Bình An quá tốt, thứ hai là thương hiệu, thứ ba là đã được Mỹ chấp nhận”. “Công ty 584 không đưa tiền cho Bình An trả nợ, chỉ để mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Bước một thành công, thì bước hai chúng tôi sẽ tính đến chuyện có mua 30% cổ phần hay không”.

    Thông tin Công ty CP đầu tư và khai thác Công trình Giao thông 584 (tên giao dịch NTB) sẽ “bơm” 500 tỷ đồng giúp Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) khôi phục hoạt động, trở thành thông tin rất được quan tâm thời gian qua. Sở dĩ có điều này là do sức hút từ sự kiện đứng trên bờ phá sản của Công ty Bình An vẫn còn rất “nóng”. Người đứng đầu kế hoạch táo bạo này là ông Trần Kim Minh-Chủ tịch HĐQT Công ty 584.
    Việc một doanh nghiệp bơm vốn vào một doanh nghiệp khác đang gặp khó, là chuyện hết sức bình thường. Và như công bố từ phía Công ty 584, theo kế hoạch trong số tiền 500 tỷ đồng, 30% là vốn của công ty, phần còn lại do công ty vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Thế nhưng, nhiều luồng dư luận vẫn đang dồn vào thực chất của thương vụ này.
    [IMG]
    Công nhân Công ty CP thủy sản Bình An đã làm việc trở lại.



    Ông Trần Kim Minh, cho biết: Hai năm trở lại đây, tình hình hoạt động của Công ty gặp khó. Xây dựng thì khó thu tiền, bất động sản thì khó bán dù giá rất tốt. Vì vậy, ông Minh đã tính đến chuyện mở rộng một số ngành nghề tương đối trái với ngành chính, trong đó có nông thủy sản.

    “Trước khi đi Mỹ công tác vào cuối tháng 4 vừa qua, tôi có gặp anh Trần Văn Trí-Tổng giám đốc Công ty CP Bình An (chồng bà Phạm Thị Diệu Hiền-PV) và anh Trí có cho tôi số điện thoại của chị Hiền, nhưng tôi cũng không gặp ngay được vì chị Hiền cũng ngại. Trước ngày về mấy ngày, tôi mới gặp được chị Hiền ở một quán ăn tại California. Thật sự sức khỏe chị Hiền rất xấu. Nếu không gặp trực tiếp chị Hiền, chúng tôi sẽ không thể quyết định việc sẽ đầu tư vào Bình An vì chúng tôi không hiểu bức tranh thật của Bình An là gì, chỉ biết rằng họ có một số nhà máy, có thương hiệu. Gặp trao đổi trực tiếp, cũng như tự mình tìm hiểu, tôi thấy thương hiệu của Bình An tại Mỹ rất lớn, có thể coi là một thương hiệu quốc gia. Phải tốn kém biết bao nhiêu tiền của để làm thương hiệu, Bình An mới được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận cho tham gia vào thị trường Mỹ với tư cách là sản phẩm sạch, được hưởng thuế 0%. Đó được coi là thành tích của Bình An, nhưng chưa được gặt hái. Như vậy, tôi thấy rằng đầu ra của Bình An quá tốt, thứ hai là thương hiệu, thứ ba là đã được Mỹ chấp nhận”.

    Về Việt Nam ngày 6/5, ngày 7/5 ông Trần Kim Minh tổ chức đại hội cổ đông, xin mở thêm ngành nghề nông thủy hải sản xuất khẩu và đề nghị tham gia một phần vốn vào Bình An, nhưng phải tìm hiểu kỹ. Dù đồng ý, nhưng các cổ đông cũng băn khoăn vì công ty đang quen làm bất động sản, nay chuyển sang làm ngành nghề nông thủy sản thì biết gì mà làm? Không khéo có thể mất tiền cổ đông, mất tiền vay ngân hàng.

    Ông Minh phải thuyết phục rằng, bản thân ông năm 1985-1986 là Thanh niên xung phong, nhưng đã chuyên làm về xuất khẩu thủy hải sản ở một loạt công ty thủy sản. Đến năm 1989 ông Minh từng làm Phó giám đốc Công ty chế biến hàng xuất khẩu Tân Định ở quận 3… Khi tham gia vào Bình An họ có nhiều hợp đồng hợp tác với nước ngoài rất lớn và xuất liên tục. Nếu làm tốt, năm 2012 Bình An sẽ xuất được 1.000 container. Các công ty nhỏ mua lượng hàng từ 3-5 container, hiện có vài chục công ty. Còn trong số những khách hàng lớn, ông Trần Kim Minh đặc biệt quan tâm tới các tên tuổi là Sysco, Walmart, Cosco. Chỉ cần vào được ba “ông lớn” này thì lượng hàng của cả miền Tây cũng không đủ cung. Cá này được mua để phục vụ bệnh viện, quân đội, các nhà hàng. Hiện chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam bán trực tiếp cho các “ông lớn” này, mà vẫn phải thông qua công ty khác.

    Theo ông Trần Kim Minh, đầu tư của Công ty 584 vào Bình An sẽ theo lộ trình. Lộ trình đầu tiên là hỗ trợ Bình An sản xuất, để công nhân có việc làm, nông dân có nguồn mua và không gián đoạt hoạt động xuất khẩu. “Nếu được, trong tháng này tôi sẽ bay sang Mỹ kết nối để ký lại hết các hợp đồng với đối tác. Nhưng có thể nói các bước xử lý tại Bình An vẫn còn khá chậm vì phải xử lý hai chuyện: xử lý từ gốc là mua bán nợ ngân hàng, cổ phiếu, sản xuất… Riêng tôi thì làm phần ngọn là đưa tiền cho sản xuất và xuất khẩu cho các hợp đồng cũ. Do đó, nếu xử lý không xong phần gốc sẽ dính đến phần ngọn. Vì Bình An là công ty cổ phần, mà tài sản của chị Phạm Thị Diệu Hiền lại nằm trong ngân hàng. Tôi đang đi trên ngọn rất có lợi là đưa tiền vào và quản lý được dòng tiền của mình, lấy tiền đi xuất khẩu, đem tiền về trả nợ cho ngân hàng, chia lợi nhuận cho Bình An. Nhưng đắn đo ở chỗ là phần chia lợi nhuận này có đủ cho việc tính toán và khoanh nợ cho Bình An hay không? Hiện chúng tôi đang chờ giải quyết điều này”.

    “Nếu Bình An đồng ký, chúng tôi sẽ ký kết hợp tác. Sau đó tôi sẽ qua Mỹ làm lại hết các hợp đồng dang dở, nhưng với điều kiện các ngân hàng không được siết hết tiền. Công ty 584 không đưa tiền cho Bình An trả nợ, chỉ để mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Bước một thành công, thì bước hai chúng tôi sẽ tính đến chuyện có mua 30% cổ phần hay không”- ông Trần Kim Minh, khẳng định

    Ông Trần Kim Minh, cho biết: Hai năm trở lại đây, tình hình hoạt động của Công ty gặp khó. Xây dựng thì khó thu tiền, bất động sản thì khó bán dù giá rất tốt. Vì vậy, ông Minh đã tính đến chuyện mở rộng một số ngành nghề tương đối trái với ngành chính, trong đó có nông thủy sản.


    “Trước khi đi Mỹ công tác vào cuối tháng 4 vừa qua, tôi có gặp anh Trần Văn Trí-Tổng giám đốc Công ty CP Bình An (chồng bà Phạm Thị Diệu Hiền-PV) và anh Trí có cho tôi số điện thoại của chị Hiền, nhưng tôi cũng không gặp ngay được vì chị Hiền cũng ngại. Trước ngày về mấy ngày, tôi mới gặp được chị Hiền ở một quán ăn tại California. Thật sự sức khỏe chị Hiền rất xấu. Nếu không gặp trực tiếp chị Hiền, chúng tôi sẽ không thể quyết định việc sẽ đầu tư vào Bình An vì chúng tôi không hiểu bức tranh thật của Bình An là gì, chỉ biết rằng họ có một số nhà máy, có thương hiệu. Gặp trao đổi trực tiếp, cũng như tự mình tìm hiểu, tôi thấy thương hiệu của Bình An tại Mỹ rất lớn, có thể coi là một thương hiệu quốc gia. Phải tốn kém biết bao nhiêu tiền của để làm thương hiệu, Bình An mới được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận cho tham gia vào thị trường Mỹ với tư cách là sản phẩm sạch, được hưởng thuế 0%. Đó được coi là thành tích của Bình An, nhưng chưa được gặt hái. Như vậy, tôi thấy rằng đầu ra của Bình An quá tốt, thứ hai là thương hiệu, thứ ba là đã được Mỹ chấp nhận”.

    Về Việt Nam ngày 6/5, ngày 7/5 ông Trần Kim Minh tổ chức đại hội cổ đông, xin mở thêm ngành nghề nông thủy hải sản xuất khẩu và đề nghị tham gia một phần vốn vào Bình An, nhưng phải tìm hiểu kỹ. Dù đồng ý, nhưng các cổ đông cũng băn khoăn vì công ty đang quen làm bất động sản, nay chuyển sang làm ngành nghề nông thủy sản thì biết gì mà làm? Không khéo có thể mất tiền cổ đông, mất tiền vay ngân hàng.

    Ông Minh phải thuyết phục rằng, bản thân ông năm 1985-1986 là Thanh niên xung phong, nhưng đã chuyên làm về xuất khẩu thủy hải sản ở một loạt công ty thủy sản. Đến năm 1989 ông Minh từng làm Phó giám đốc Công ty chế biến hàng xuất khẩu Tân Định ở quận 3… Khi tham gia vào Bình An họ có nhiều hợp đồng hợp tác với nước ngoài rất lớn và xuất liên tục. Nếu làm tốt, năm 2012 Bình An sẽ xuất được 1.000 container. Các công ty nhỏ mua lượng hàng từ 3-5 container, hiện có vài chục công ty. Còn trong số những khách hàng lớn, ông Trần Kim Minh đặc biệt quan tâm tới các tên tuổi là Sysco, Walmart, Cosco. Chỉ cần vào được ba “ông lớn” này thì lượng hàng của cả miền Tây cũng không đủ cung. Cá này được mua để phục vụ bệnh viện, quân đội, các nhà hàng. Hiện chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam bán trực tiếp cho các “ông lớn” này, mà vẫn phải thông qua công ty khác.

    Theo ông Trần Kim Minh, đầu tư của Công ty 584 vào Bình An sẽ theo lộ trình. Lộ trình đầu tiên là hỗ trợ Bình An sản xuất, để công nhân có việc làm, nông dân có nguồn mua và không gián đoạt hoạt động xuất khẩu. “Nếu được, trong tháng này tôi sẽ bay sang Mỹ kết nối để ký lại hết các hợp đồng với đối tác. Nhưng có thể nói các bước xử lý tại Bình An vẫn còn khá chậm vì phải xử lý hai chuyện: xử lý từ gốc là mua bán nợ ngân hàng, cổ phiếu, sản xuất… Riêng tôi thì làm phần ngọn là đưa tiền cho sản xuất và xuất khẩu cho các hợp đồng cũ. Do đó, nếu xử lý không xong phần gốc sẽ dính đến phần ngọn. Vì Bình An là công ty cổ phần, mà tài sản của chị Phạm Thị Diệu Hiền lại nằm trong ngân hàng. Tôi đang đi trên ngọn rất có lợi là đưa tiền vào và quản lý được dòng tiền của mình, lấy tiền đi xuất khẩu, đem tiền về trả nợ cho ngân hàng, chia lợi nhuận cho Bình An. Nhưng đắn đo ở chỗ là phần chia lợi nhuận này có đủ cho việc tính toán và khoanh nợ cho Bình An hay không? Hiện chúng tôi đang chờ giải quyết điều này”.

    “Nếu Bình An đồng ký, chúng tôi sẽ ký kết hợp tác. Sau đó tôi sẽ qua Mỹ làm lại hết các hợp đồng dang dở, nhưng với điều kiện các ngân hàng không được siết hết tiền. Công ty 584 không đưa tiền cho Bình An trả nợ, chỉ để mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Bước một thành công, thì bước hai chúng tôi sẽ tính đến chuyện có mua 30% cổ phần hay không”- ông Trần Kim Minh, khẳng định
    19/05/2012 Công an Nhân dân
    bboy_nonoyes thích bài này.
  2. Facebook comment - Tâm sự của người “cứu” Bianfishco

Chia sẻ trang này