Ứng xử với doanh nghiệp nhìn từ vụ phạt VietJetAir

Thảo luận trong 'Thị trường chung' bắt đầu bởi bboy_nonoyes, 14 Tháng 8 2012.

  1. (Lượt xem: 1,440)

    Không phải ngẫu nhiên mà việc Cục Hàng không VN nhanh tay phạt Công ty cổ phần Hàng không Vietjet 20 triệu đồng vì “lỗi” biểu diễn múa holla trên chuyến bay khai trương tuyến TP.HCM - Cam Ranh hôm 3/8 lại khiến nhiều người cảm thấy chưa thật sự “tâm phục, khẩu phục"
    [IMG]
    Được biết, VietJetAir bị phạt về hành vi tổ chức sự kiện trên máy bay nằm ngoài phạm vi khai thác được chấp thuận theo quy định khoản a, điểm 5, Điều 7, Nghị định số 60/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
    Mặc dù cho biết sẽ chấp hành nghiêm túc mức phạt này của cơ quan quản lý nhà nước, song đại diện VietJetAir cũng nói rõ, việc biểu diễn này chỉ diễn ra trong 3 phút khi máy bay đã đạt độ cao an toàn (bay thẳng) và tuân thủ các quy định an toàn trong ngành hàng không.
    Thậm chí, Cục Hàng không Việt Nam cũng đánh giá rằng, sự việc này không uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay. Song do thiếu quy định cụ thể, nên không chỉ cơ quan chức năng gặp khó trong xử lý vụ việc, mà bản thân doanh nghiệp cũng rất lúng túng khi muốn tổ chức hoạt động biểu diễn phi thương mại có thời gian rất ngắn như trên.
    Dư luận thì cho rằng, nếu múa holla bị phạt, thì cơ quan quản lý cũng nên hồi tố xử lý một loạt hoạt động nằm “ngoài phạm vi khai thác” trên máy bay, như thần tài lì xì đầu năm, tặng quà lưu niệm cho hành khánh… mà không ít hãng hàng không nội địa đang áp dụng. Trước đó, nhiều vụ việc rất được dư luận quan tâm, như vụ việc võ sư Lê Minh Khương có hành vi gây rối trên máy bay và bị an ninh sân bay còng tay trước đây, thì cơ quan quản lý hàng không lại xử lý khá chậm, gây bức xúc trong xã hội.
    Rõ ràng, ngoài lỗi ứng xử với doanh nghiệp trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, vụ VietjetAir đang cho thấy những khiếm khuyết trong chế tài quản lý và xử lý các dịch vụ và hoạt động phi lợi nhuận của Luật Hàng không Việt Nam.
    Trên thực tế, không chỉ lạc hậu so với cuộc sống, việc Luật Hàng không và các văn bản hướng dẫn đang tồn tại các quy định có tính minh định thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý khi hoạt động hàng không ngày càng phát triển đa dạng với các hình thức mới. Đặc biệt, với các hãng hàng không tư nhân mới ra đời, việc tung ra các “chiêu” để thu hút khách hàng là tất yếu.
    Sau VietJetAir với màn múa holla, sẽ còn nhiều hãng hàng không tung những “chiêu”, “trò” nằm ngoài “phạm vi khai thác được chấp thuận trong giấy phép”. Với những trường hợp như vậy, cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn từ phía cơ quan quản lý, để những dịch vụ tiện ích trên chuyến bay có sự cạnh tranh thực sự và mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.
    S.T thích bài này.
  2. Facebook comment - Ứng xử với doanh nghiệp nhìn từ vụ phạt VietJetAir

Chia sẻ trang này