Vua tôm Sáu Ngoãn kêu cứu

Thảo luận trong 'Thủy hải sản' bắt đầu bởi bboy_nonoyes, 17 Tháng 12 2012.

  1. (Lượt xem: 2,776)

    Đầu vào giá cao, chất lượng kém, đầu ra bấp bênh, giá sản phẩm dưới giá thành, vốn vay cho sản xuất nhỏ giọt...khiến nông dân ĐBSCL phải viết đơn kêu cứu gửi Bộ NNPTNT, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam nhờ can thiệp.


    Vua tôm cũng… chết
    Vụ sản xuất năm nay, “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cũng rơi vào cảnh bi đát vì thua lỗ. Ông Ngoãn cho biết, vụ tôm đầu năm 2012, dịch bệnh hoành hành, nhiều lần mua phải thức ăn kém chất lượng khiến ao tôm của ông chết đến 60%, điều mà ông chưa gặp phải trong suốt hơn 10 năm nuôi. Cùng với việc giá tôm hạ tới mức đáy do nhiều nước giảm mua tôm Việt Nam vì tồn dư Ethoxyquin trong sản phẩm, ông Ngoãn đã lỗ đến hơn 500 triệu đồng. “Con giống kém chất lượng, mang mầm bệnh thì người nuôi có nhiều kinh nghiệm, có quy trình nuôi tốt, cơ sở vật chất đàng hoàng, tươm tất cũng phải chào thua” - ông Ngoãn chua chát.
    [IMG]
    Nạn vật tư nông nghiệp giả khiến nhiều nông dân ĐBSCL gặp khó.

    Ông Dương Quốc Xuân – Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng thừa nhận: “Tình trạng con giống kém chất lượng, các sản phẩm vật tư nông nghiệp giả, nhái hàng đang hoành hành ĐBSCL, gây khó khăn cho nông dân trong sản xuất, phát triển”.
    Nông dân Nguyễn Sơn Tùng (TP. Cần Thơ) cũng cho biết, gia đình ông cũng như nông dân ĐBSCL “mất ăn mất ngủ” vì sản phẩm bị ép giá trong khi giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao… “Đơn cử như người nuôi cá ĐBSCL lại đang chết dần, vì bị ép giá, sản xuất liên tục khó khăn vì thiếu vốn, chính sách hỗ trợ xa thực tế…” - ông Tùng chia sẻ.

    Nông dân đang bị hãm hại
    Lúa, gạo, trái cây và thủy sản là những sản phẩm chủ lực, đóng góp chủ yếu vào sự phát triển của ĐBSCL, đặc biệt là đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu các ngành lúa gạo, thủy sản… Thế nhưng, nông dân ĐBSCL đang phải “tự thân vận động” trong tất cả các lĩnh vực. Không chịu nổi, mới đây, nhiều nông dân đã gửi đơn cầu cứu đến Bộ NNPTNT và T.Ư Hội NDVN, trong đó nổi bật là lá đơn của ông Võ Hồng Ngoãn.
    Đơn của ông Ngoãn có đoạn: “Nhiều lần nông dân phát hiện các sản phẩm vật tư nông nghiệp như hóa chất, thuốc thú y hay thức ăn thủy sản kém chất lượng, nhưng không ai dám tố cáo. Vì nếu tố cáo, gây phiền hà cho doanh nghiệp, mùa vụ sau, nông dân sẽ không được họ hợp tác, cung ứng vật tư cho”.
    Ông Ngoãn viết tiếp: Trong khi nông dân là thành phần chính trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thế nhưng, người hưởng lợi đầu tiên là các doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp. Kế đến là doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Phần lợi nhuận của nông dân đã rất nhỏ bé mà còn bị các doanh nghiệp làm ăn gian dối hãm hại bằng cách bán thuốc giả, phân bón giả, thức ăn có chất cấm… Nghịch lý là người ăn trộm tài sản trên 3 triệu đồng,đã bị truy tố trách nhiệm hình sự, trong khi các doanh nghiệp xem thường pháp luật, làm ăn gian dối chỉ bị phạt nhẹ hều nên không ai sợ. Ông Ngoãn cũng đề xuất: Để hạn chế tình trạng doanh nghiệp làm ăn gian dối, hại nông dân cả đầu vào lẫn đầu ra của nông sản, các cơ quan chức năng cần tăng mạnh các biện pháp xử lý, xử phạt các trường hợp buôn bán, sản xuất vật tư nông nghiệp kém chất lượng. Đặc biệt, phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đơn vị sai phạm, thì mới đủ sức răn đe, giành lại công bằng cho nông dân.

    Nhiều cơ chế bất cập
    Trả lời NTNN về đơn kêu cứu của nông dân gửi T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, bà Nguyễn Hồng Lý – Phó Chủ tịch T.Ư Hội đồng tình với nội dung trên và cho rằng: “Hiện nay, chúng ta chưa có tổ chức và cơ chế điều hành hoạt động sản xuất, xuất khẩu cá tra dẫn tới tình trạng ép giá, phát triển tràn lan, không quy hoạch. Đồng thời, chưa có cơ chế quản lý nhà nước về giá thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản cũng như một số sản phẩm vật tư nông nghiệp khác khiến giá các mặt hàng này liên tục biến động”.

    Cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị
    Trao đổi với NTNN, ông Phùng Hữu Hào-Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và thủy sản cho biết, hiện Cục chưa nhận được những đơn thư từ phía bà con nông dân về tình trạng này. Theo ông Hào, liên quan đến các vấn đề về chất lượng vật tư nông nghiệp trong đó có phân bón, thuốc thú y; thức ăn thủy sản… cần có sự vào cuộc của nhiều đơn vị của Bộ NNPTNT. “Riêng về phía Cục, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng các sản phẩm nông lâm và thủy sản”- ông Hào cho biết.
    P.V - Hữu Thông (ghi)
    Nguồn: Báo Dân Việt
    ๖ۣۜIce thích bài này.
  2. Facebook comment - Vua tôm Sáu Ngoãn kêu cứu

  3. ๖ۣۜIce Ma Vương

    Năm nay nuôi tôm thất bại phần lớn do thức ăn không đảm bảo chất lượng.
    Thậm chí có thể do thức ăn làm bằng nguyên liệu có mầm bệnh ..!
  4. Theo kinh nghiệm quan sát được và chia sẻ cùng với những người nuôi tôm thành công thì có một số nguyên nhân gây nên dịch bệnh như sau:

    1. Mất cân bằng môi trường nuôi
    Hầu hết bà con nghĩ rằng ao nuôi tôm thì chỉ có tôm là đủ, do đó gây mất cân bằng sinh thái ao nuôi. Không có các sinh vật ăn vi khuẩn, các sinh vật ăn tầng đáy và làm vệ sinh ao cũng dễ gây giảm sức đề kháng của tôm.

    Một số hộ gia đình đã có những sáng kiến rất hay là nuôi ghép cá kèo với tôm đem lại hiệu quả khá cao. Ao nuôi tôm có cá kèo thì thường ít bệnh.
    Hoặc một số ao thả cua, cá rô phi ( số lượng nhỏ, nuôi trong lồng) cũng có hiệu quả cao và ít phát bệnh.

    2. Sử dụng men vi sinh không đúng cách

    Các loại men vi sinh có chức năng chính là phân giải các chất hữu cơ dư thừa, hoặc một số chủng vi khuẩn được thêm vào để phân giải thức ăn thành dạng dễ tiêu hóa.

    Tuy nhiên, men vi sinh có điều kiện sử dụng rất hạn chế và phải cực kỳ thận trọng. Vì chỉ cần điều kiện PH của nước thay đổi, nhiệt độ hay hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước thay đổi thì sẽ dễ dàng hỗ trợ các chủng men độc phát triển nhanh, tạo ra các độc tố gây hại cho Tôm
    Một số chủng men độc họ Bacillus như
    Bacillus anthracis, Bacillus cereus, Bacillus coagulans, Bacillus globigii
    Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium,Bacillus natto
    Bacillus subtilis,Bacillus sphaericus,Bacillus thuringiensis

    gây thối thức ăn nhanh, gây bệnh.

    Do đó các nhà sản xuất men vi sinh cần phải hết sức thận trọng trong việc chọn lọc các chủng men vi sinh cho ao nuôi. Chỉ nên chọn lựa các chủng Lactobacillus acidophilus.

    3. Tảo và nấm độc

    Tảo và nấm độc có thể phát sinh trong ao nuôi hoặc môi trường nước đưa vào. Rất khó kiểm soát. Vì vậy chỉ có thể dùng các hóa chất diệt nấm an toàn, hoặc một số sinh vật ăn tảo trong nước

    4. Không xả nước nhiễm bệnh ra môi trường

    Việc lây lan dịch bệnh nhanh có nguyên nhân chính từ việc người nuôi trồng thủy sản xả nước từ ao nhiễm bệnh nhà mình ra môi trường. Các vi khuẩn, nấm độc hại theo nguồn nước chung lây lan đến các ao nuôi tốt, đây là con đường lây lan chủ yếu, gây thiệt hại trên quy mô rộng.

    Do đó các hộ gia đình có tôm, cá chết do dịch bệnh thì nhanh chóng thu hoạch, xử lý hóa chất trong 5 - 7 ngày rồi mới xả ra môi trường ( Cán bộ khuyến nông và trung tâm chống dịch nên có sự hỗ trợ, hướng dẫn, động viên bà con nên bình tĩnh vì lợi ích chung của mọi người).

    Từ việc xác định các nguyên nhân, chúng tôi đã nghiên cứu, cải tiến và thiết kế sản phẩm Nano Bạc phù hợp cho ngành thủy sản trong việc kiểm soát hàm lượng vi khuẩn ao nuôi, giảm sự hư hỏng thức ăn và diệt nấm, tảo.
    Vì vậy, nhiều hộ gia đình ở Cần giờ đang dần khôi phục việc nuôi trồng thủy sản vốn đã bị đình đốn do dịch bệnh.
    Hy vọng với những chia sẻ này, chúng tôi sẽ góp phần giúp bà con có cách phòng và chống dịch hiệu quả, có được vụ mùa bội thu.
    Theo giá bán hiện nay 150 ngàn đồng/kg tôm, người nuôi nếu trúng có thể thu hoạch 10 tấn tôm/ha, thu nhập đạt 1,5 tỷ đồng/ha/vụ, không có cây con gì so sánh được.

Chia sẻ trang này