Tìm giải pháp cứu con tôm

Thảo luận trong 'Thủy hải sản' bắt đầu bởi thieu1xulamtiphu, 29 Tháng 7 2012.

  1. thieu1xulamtiphu vai gánh nặng muôn nghìn điều khó nhọc..

    (Lượt xem: 3,176)

    [IMG] Đến khi nào chúng ta mới có được những hình ảnh ''được mùa được giá'' như thế này?
    Nhiều hộ nuôi tôm sú ở ĐBSCL đang gặp khó khăn và phải treo ao.
    Vùng nuôi tôm sú lớn nhất cả nước ở ĐBSCL như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu hàng loạt đầm tôm công nghiệp đang trong tình cảnh treo ao. Tôm bệnh chết liên tục, người nuôi không còn khả năng tái sản xuất...và đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Không lâu nữa kết thúc vụ tôm sú trong năm 2012, nhưng bức tranh ảm đạm đang bao trùm ở khu vực này...
    Khốn đốn vì tôm chết
    Tại vựa tôm sú ĐBSCL là tỉnh Cà Mau, người nuôi đang lao đao vì nuôi tôm liên tục thất mùa. Ông Trần Văn Thương, hộ nuôi công nghiệp ở thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, Cà Mau), kể: “Những người thả giống cùng thời điểm hồi đầu năm 2012 đã không thu lại được vốn, tôm thả chừng 1 tháng chết sạch, chỉ mình tôi gỡ gạc được tiền con giống”. Vì muốn giàu nhanh nhờ con tôm, nên ông Nguyễn Văn Tâm (xã Hòa Thành, TP Cà Mau) phá bỏ vuông tôm nuôi quảng canh đào 2 ao nuôi công nghiệp và cả 2 lần thả giống hồi đầu vụ 2012 tới giờ, ông Tâm không thu lại được đồng nào, còn mắc nợ hơn 70 triệu đồng. Chỉ tay về đầm tôm đang bỏ trống, ông Tâm thở dài: “Muốn phá bỏ kiểu nuôi cũ, tôi mới áp dụng khoa học kỹ thuật, bạo gan nuôi thâm canh. Ai dè khi dấn thân vào mới biết không phải dễ ăn, cái gì cũng có cái giá của nó”. Cùng tình cảnh ấy, Hợp tác xã (HTX) nuôi tôm công nghiệp Tân Long (xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) có hơn 80 ha, đầu vụ nuôi 2012 đến nay, xã viên thả giống nhưng thiệt hại đến 90% diện tích.
    Một số vùng chuyên canh tôm lớn ven biển Bạc Liêu cũng không khá hơn. Tại xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) có trên 3.000 ha đất nuôi trồng thủy sản; trong đó 1.876 ha chuyên nuôi thâm canh và bán thâm canh. Tính đến hết tuần đầu tháng 7-2012, nông dân xã này đã thả giống được gần 1.600 ha nhưng có gần phân nửa diện tích bị thiệt hại. Ông Trần Minh Trung, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hậu A, cho biết: “Tôm chết phần lớn giai đoạn mới thả nuôi nên nông dân trắng tay, không đủ khả năng tái đầu tư tiếp. Tổng dư nợ vay ngân hàng để nuôi tôm của nông dân trong xã hơn 50 tỉ đồng, nhưng có hơn 40% dạng nợ khó đòi, sắp tới sẽ có thêm chủ hộ bị ngân hàng phát mãi tài sản vì không còn khả năng trả nợ”...
    Tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có 48.000 ha nuôi tôm; trong đó hơn 25.000 ha công nghiệp, tôm chết từ năm 2010 đến nay vẫn chưa dừng lại. Số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu, tính đến ngày 9-7-2012, diện tích thả giống trên 29.849 ha (tôm thẻ chân trắng 2.024,3 ha), đạt 62% kế hoạch năm, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 13.534,6 ha nhưng có hơn 11.649 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm gần 40% diện tích thả nuôi. Các nơi bị thiệt hại nặng là thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Mỹ Xuyên. Còn tại Cà Mau, số liệu tôm chết đầu vụ nuôi 2012 tới nay trên 11.500 ha, trong đó có trên 780 ha nuôi công nghiệp thiệt hại gần như hoàn toàn, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, mức độ thiệt hại từ 15% - 35%. Tôm chết tập trung ở các vùng chuyên tôm của Cà Mau như huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân...
    Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Sóc Trăng, cho biết: “Qua vài lần hội thảo, các chuyên gia phân tích có 3 nguyên nhân khiến tôm chết: Môi trường ô nhiễm nặng, chất lượng tôm giống kém và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”. Tôm chết liên tục đã đẩy người nuôi lâm cảnh suy kiệt tài chính, nhiều nông hộ nợ nần không còn khả năng thanh toán và đành “treo ao”. Một số khác còn bám trụ được, nhưng không dám mở rộng quy mô nuôi vì sổ đỏ đã cầm cố, thế chấp cho ngân hàng.
    Tìm giải pháp “cứu tôm”?
    Ông Hà Văn Hùm, hộ nuôi tôm công nghiệp ở xã Tạ An Khương Nam (Đầm Dơi, Cà Mau), than: “Khi con tôm thất mùa thì gặp trúng giá và ngược lại, nhưng người nuôi tôm sú niên vụ này vừa gặp cảnh tôm chết, thất mùa nhưng giá tôm thì quá thấp”. Theo tính toán của người nuôi, so với mức giá cùng kỳ năm 2011, mỗi ký tôm thương phẩm giá hiện tại giảm từ 60.000 - 80.000 đ/kg. Trong khi giá thành để nuôi được một ký tôm thương phẩm (nuôi công nghiệp), nông dân phải bỏ ra hơn 100.000 đồng (loại 30 - 40 con/kg). Vì vậy, mức giá tôm hiện tại tính ra người nuôi trừ chi phí xong chỉ huề vốn hoặc có lãi nhưng thấp hơn lãi suất tiền gởi ngân hàng.
    Nhà nông chăm chỉ, bám đất bám nghề nuôi tôm, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật để ứng dụng vào canh tác. Vậy mà nghịch lý đã xảy ra khi vụ nuôi tôm 2012, mùa vụ thất bát nhưng giá cả tôm thương phẩm tuột dốc thảm hại. Không chỉ người nuôi tôm, mà cả doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu cũng đang đối mặt hàng loạt khó khăn. Tại Cà Mau, số liệu 6 tháng đầu năm, tỉnh có 34 nhà máy, xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản phải hoạt động chỉ 50% công suất và nhiều nhà máy bên bờ vực phá sản.
    Theo dự báo của cơ quan chức năng, giữa tháng 8, đầu tháng 9-2012, khu vực miền Trung nước ta thu hoạch tôm chạy lũ, nên nhiều khả năng giá tôm sẽ còn giảm. Thời tiết mùa mưa khiến dịch bệnh trên tôm dễ phát sinh nên người nuôi tôm tiếp tục gặp trở ngại. Lẽ đó, nhiều hộ nuôi tôm mong muốn được chính quyền tạo điều kiện để khoanh nợ, giãn nợ từ ngân hàng; đồng thời xin được tiếp tục vay vốn để có tiền tái sản xuất, trả nợ ở vụ tôm sau. Trong chuyến khảo sát thực tế tìm hiểu tình hình tôm chết hàng loạt ở tỉnh vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Võ Văn Dũng, nhận định: “Tình hình tôm chết kéo dài chưa có dấu hiệu chựng lại, nhiều khả năng chỉ tiêu về sản lượng nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu của tỉnh khó đạt được như mong muốn. Song, phải tìm cách gỡ khó, cải thiện thu nhập cho người nuôi tôm”.
    Nông dân vùng nuôi tôm ĐBSCL đang lao đao vì con tôm mất mùa, rớt giá, nhiều người nuôi thua lỗ, lâm nợ và không đủ khả năng tái đầu tư. Hiện nay, lãi suất cho vay của các ngân hàng đang giảm, nhưng người nuôi tôm vẫn không tiếp cận được vì nợ ngân hàng chưa đến kỳ đáo nợ, hoặc mất khả năng trả nợ gốc. Nông dân nuôi tôm đang cần một chính sách để “cứu” ngành tôm và người nuôi tôm. Theo đề xuất của các nhà chuyên môn, ngoài việc cần chính sách cứu con tôm thì cần phải xem lại cơ chế quản lý những đại lý thức ăn thủy sản - bởi dù giá tôm sụt giảm, tôm chết thì giá thức ăn vẫn không giảm, nghịch lý này cần được giải quyết thỏa đáng để người nuôi tôm có niềm tin tái đầu tư vụ mới.
    Nguồn ST
    nano.bsg, bboy_nonoyes and Ku Chì like this.
  2. Facebook comment - Tìm giải pháp cứu con tôm

  3. Tôm sú là tu sớm........ tình hình này phải đầu tư.xây chùa nhiều cho bà con vào tu thôi.
    bboy_nonoyes and Ku Chì like this.
  4. Chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ bà con trong việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
    Hãy bình tĩnh và tự tin để đầu tư vì không nuôi con gì lãi như con Tôm
    Nanobac1@gmail.com 0988865939
  5. bài viết rất bổ ích phải học hỏi thêm kinh nghiệm của bác sáu :)

Chia sẻ trang này