Truyền thuyết cây xoài 300 tuổi của Bạc Liêu

Thảo luận trong 'Du lịch Bạc Liêu' bắt đầu bởi bboy_nonoyes, 1 Tháng 8 2012.

  1. (Lượt xem: 6,683)

    Cây xoài hiện nay nằm trong khu nghĩa địa người Hoa do Chùa ông Bổn quản lý, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7km về hướng Giồng Nhãn. Cây xoài cao chừng 20m, gốc to khoảng 5 người ôm, có 20 cành, cành dài nhất 20m, tán tỏa bóng mát rộng đến 300 m2. Đây là loại cây xoài cổ thụ độc nhất Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

    [IMG]
    Tán lá của cây xoài cổ thụ rộng đến mức phải đứng xa cách gốc xoài gần 50m mới có thể chụp được hết với chiếc máy ảnh du lịch góc rộng 28mm.
    Trong ảnh, 1 người đang dang tay ôm cây xoài (Phóng to ảnh để xem rõ hơn) - Ảnh: Nguyễn Như Ý

    Vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, nhiều lưu dân người Hoa không phục nhà Thanh đã xuôi tàu Hải Nam di cư đến các vùng ven biển phía Nam nước ta từ cửa sông Mỹ Thanh, Gành Hào, Sông Đốc trải dài đến các cửa biển trong Vịnh Thái Lan để tìm nơi cư trú; họ chọn những vùng đất cao ráo, thuận lợi giao thương để định cư, lập nghiệp lâu dài. Trong số những gia đình di cư ấy, có dòng họ của ông Lý Kỳ Kia Chiêu đã chọn giồng đất hữu ngạn cao ráo ven cửa sông Mỹ Thanh (nay là ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) để định cư. Ông Lý Kỳ Kia Chiêu là Ông cố tổ của ông Lý Kim Chiêu – chủ nhân ngôi nhà bên cạnh cây xoài. Khi gia đình đến đây khai phá, dựng nhà để ở thì đã thấy cây xoài lớn hơn một người ôm. Đây là vùng ven biển nước mặn quanh năm, nhưng ở dưới gốc cây Xoài lại có mạch nước ngọt ngầm giúp cho cây xoài xanh tốt quanh năm, khi chưa có nước máy thì người dân nơi đây đào hố để lấy nước ngọt về sinh hoạt. ( mạch nước này hiện nay vẫn còn ở cách cây xoài khoảng 10m quay về hướng Tây)

    [IMG]

    Người dân ở đây tương truyền rằng, nơi đây khi còn rừng rậm, cỏ dại mọc hoang sơ, có một con cọp sống ở gốc xoài này. Để cầu mong được bình an khi qua lại vùng đất này và đặc biệt đến đây lấy nước về sinh hoạt, người dân đã tôn con cọp sống ở gốc xoài này là thần Hổ, cứ đến ngày lễ cầu an của chùa Ông Bổn (ngày 28 tháng 7 âm lịch hằng năm) vào khoảng 3 giờ chiều thì người dân địa phương cúng cho con cọp một con heo sống. Thời gian sau, thấy con Cọp mất một chân, có lẽ do mắc bẫy, nên hằng năm người dân cúng cho con cọp một con heo đã được mổ sẵn, rồi dần dần con heo sống được thay bằng cái đầu heo luộc hoặc đầu heo quay. Vào thời điểm cúng thần Hổ tại gốc cây xoài, người dân địa phương đến tham dự rất đông. Việc cúng lễ vật cho thần Hổ đã trở thành tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương được tổ chức thường niên tại gốc cây Xoài.Theo quy định tiêu chí của Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường (VACNE) thì cây xoài này của Bạc Liêu được xếp vào loại cây di sản quốc gia Việt Nam. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lập Dự án Bảo tồn nhãn cổ Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch, trong đó đã đưa cây xoài vào danh sách bảo tồn gắn với du lịch đồng thời sẽ lập hồ sơ đề nghị VACNE công nhận là cây di sản quốc gia Việt Nam.

    [IMG]
    Du khách đến tham quan cây xoài cổ thụ - Ảnh: Nguyễn Như Ý

    Hiện nay, cây xoài 300 năm là địa chỉ hấp dẫn thu hút biết bao du khách. Việc Bạc Liêu quan tâm bảo tồn cây xoài 300 tuổi là một công việc hết sức có ý nghĩa, ngoài việc giữ lại nguồn gien quý hiếm, bảo vệ sinh thái môi trường mà còn giữ lại một phần diện mạo của Bạc Liêu xưa gắn liền lịch sử khẩn hoang của dân tộc để quảng bá thu hút khách du lịch./.
    Bài viết: Th.s Lâm Thành Đắc
    Hình ảnh: Nguyễn Như Ý
    Phan Thanh Cường
  2. Facebook comment - Truyền thuyết cây xoài 300 tuổi của Bạc Liêu

  3. thieu1xulamtiphu vai gánh nặng muôn nghìn điều khó nhọc..

    [IMG]

    Đã sống qua 3 thế kỷ song cây xoài ở ấp Biển Tây, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, vẫn cho trái rất nhiều, thu hút khách thập phương đến tham quan.
    Ông La Văn Lự, người sống gần đó cho biết: “Nghe ông nội tôi kể lại từ xưa đã thấy cây xoài này. Đến đời tôi, cây vẫn xanh tốt cho trái bình thường như các cây xoài khác”.

    [IMG]
    Gốc xoài to, khoảng 10 người lớn dang tay ôm mới hết.

    Đây là giống xoài An Ca, thường ra hoa tháng 2, đến tháng 5 âm lịch thu hoạch. Trái còn non ăn rất chua nhưng khi chín ăn rất ngọt và thanh. Gốc xoài to, khoảng 10 người lớn dang tay ôm mới xuể. Rễ cây có nhiều u sần nhìn rất đẹp. Cây cao khoảng 35 mét, tán lá rộng hàng chục mét.
    Thời điểm xoài ra trái, mỗi ngày thu hút gần 100 người hiếu kỳ đến tham quan, còn vào dịp lễ có khoảng 300-400 người đến chiêm ngưỡng cây mỗi ngày.
    Hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cùng Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Bạc Liêu quản lý cây xoài này.
    Theo vnexpress
    ngaymaibatdau and bboy_nonoyes like this.
  4. ๖ۣۜIce Ma Vương

    trước đi học qua vào đây chơi suốt bẻ trái ăn là bình thường có điều chưa bao giờ bẻ đc trái 9 cả chắc 9 k đấn tần mềnh =))
  5. NGHE NÓI NHƯNG CHƯA ĐÊN' BAO GIƠ` NÓ CÁCH NHÀ MÌNH CHƯNG` 4KM,HIHI
    ngaymaibatdau and bboy_nonoyes like this.
  6. ngaymaibatdau Quay lại.....từ nơi bắt đầu!

    Hôm nào pe meo đi chung với a nè :))
    bboy_nonoyes thích bài này.
  7. Ảnh chụp cùng bạn Thành Hoa (Tịnh Hiền) - CLB từ thiện Tấm Lòng Vàng (TP HCM) đến tham quan Cây xoài cổ thụ 300 năm tuổi

    [IMG]
  8. Hôm nào về lại đây thăm mới được.
    Administrator thích bài này.

Chia sẻ trang này