Tối qua (4/6), cư dân mạng truyền tay nhau clip “Quay được nàng tiên cá xuất hiện ở Kiryat Yam, Israel” với tốc độ chóng mặt. Trước đó, video gốc được chú thích của kênh thông tin Animal Planet đã đăng tải nó vào ngày 27/5/2013. Đến nay, video này đã “gây bão” trên cộng đồng mạng quốc tế bởi chỉ sau 1 tuần xuất hiện trên mạng, nó đã thu hút hơn 1, 9 triệu lượt xem trên Youtube. Trong clip, nàng tiên cá đã xuất hiện bằng xương bằng thịt trên một mỏm đá tại bờ biển thuộc thành phố Kiryat Yam, Israel. Link gốc: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=3gGyMkHPuVM Đây là clip nàng tiên cá ngồi trên mỏm đá nhìn biển được quay lại.Video này được cho là của kênh Animal Planet, đang thu hút được hơn 1, 9 triệu lượt xem trên toàn cầu. Theo đó, một thanh niên có tên là Cohen và bạn trong một lần dạo chơi tại ven bờ biển thành phố Kiryat Yam, Israel đã nhìn thấy một người phụ nữ nằm trên mỏm đá. Tuy nhiên, dáng nằm của người phụ nữ này rất khác thường. Ban đầu, họ chỉ nghĩ đó là một phụ nữ đang tắm nắng nhưng khi đưa máy quay tiến lại gần họ phát hiện ra đó là một sinh vật lạ có đuôi. Nghe tiếng động, sinh vật đó trườn xuống biển và biến mất trong làn nước tung bọt trắng xóa. Trong clip mà họ quay được, một sinh vật có cơ thể kỳ lạ với phần đầu giống như người và chiếc đuôi rất lớn phía sau - đó cũng chính là hình dáng nàng tiên cá trong truyền thuyết. Sinh vật này khiến hai thanh niên cảm thấy vô cùng ngỡ ngàng. Hình ảnh “nàng tiên cá” đang ngồi trên mỏm đá, ngắm nhìn biển (Ảnh areazone, cắt từ clip) Khi có tiếng tiếng động, sinh vật lạ quay đầu lại ... … và nhanh chóng dic chuyển trên mỏm đá một cách linh hoạt Hình ảnh clip cho thấy sinh vật lạ di chuyển bằng hai tay trước Sinh vật được cho là nàng tiên cá trườn xuống biển Ngay sau khi đăng tải clip trên mạng, hàng nghìn lượt bình luật và chia sẻ của cư dân mạng thế giới đã đưa ra trước sự kiện này. Cư dân mạng Việt Nam cũng đưa ra rất nhiều ý kiến trái chiều về sự việc này. Một cư dân mạng nhận xét: “Quan sát hành động của sinh vật lúc nhảy xuống nước không tạo ra được bọt sóng có thể cho đây là kĩ xảo từ máy tính hoặc do dàn dựng thực hiện”. Tuy nhiên, một số khác phản bác lại “Đây là hành động trườn xuống chứ không phải nhảy nên không tóe nước”. Để khẳng định thêm tính xác thực, nhiều người đã truyền tay nhau clip của hãng thông tin có tên là UFO VNI, được cho là “một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về chống video giả mạo” đã đưa ra những phân tích chuẩn xác, khẳng định clip người cá kia thật hoàn toàn 100%. Nhiều ý kiến tranh luận về độ thật – giả của clip Link gốc: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=cvsXiryu8jA Đây là clip khẳng định sự thật của UFO VNI "một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về chống video giả mạo” Theo Tin Mới