Tại sao lại có nhiều nghịch lý như thế ?Trong khi đôla Mỹ đang mất giá với hầu hết các tiền tệ khác của châu Á, đồng tiền này lại liên tục tăng giá so với tiền đồng của Việt Nam. Và trong khi tổng sản phẩm nội địa đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam thực tế gần như là nước duy nhất trong khu vực phải chật vật trước thực tế thâm thủng thương mại không ngừng bị nới rộng. Theo bạn đọc thì tại sao nền kinh tế Việt Nam luôn xảy ra những hiện tượng nghịch lý, ngược chiều với xu hướng chung của các nền kinh tế khác trên thế giới ? Chúng ta hãy cùng nhau tham gia bình luận nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tại sao kinh tế Việt Nam luôn có những điều nghịch lý ? Không chỉ bị giới hạn bởi thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước còn phải đối mặt với một số vấn đề có tính đặc thù của nền kinh tế Trong mấy tuần trở lại đây, thị trường ngoại hối lại trở nên hết sức căng thẳng. Tỷ giá Đô la Mỹ/đồng Việt Nam trên thị trường tự do tăng liên tục, có lúc lên tới 21.200, cao hơn tỷ giá trần của Ngân hàng Nhà nước tới gần 9%. Khi tỷ giá tăng vượt trần, một cách tự nhiên, người ta chăm chú theo dõi động thái của Ngân hàng Nhà nước. Thế nhưng, đại diện cho Chính phủ phát biểu về vấn đề tỷ giá và lãi suất vào cuối tuần trước không phải là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mà là Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Điều này phần nào phản ánh thẩm quyền hạn chế của Ngân hàng Nhà nước trong việc thiết kế và thực thi chính sách tiền tệ. Không chỉ bị giới hạn bởi thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước còn phải đối mặt với một số vấn đề có tính đặc thù của nền kinh tế, khiến cho các công cụ và hiệu lực của chính sách tiền tệ càng trở nên hữu hạn. Đầu tiên là vấn đề “ba đồng tiền” - tiền đồng, vàng, và Đô la Mỹ (hay ngoại tệ mạnh nói chung) - cùng song song tồn tại. Không chỉ là tiền, Đô la Mỹ và vàng còn được coi là một kênh đầu tư (và đầu cơ) quan trọng. Mặc dù chúng chiếm tới khoảng 40% tổng cung tiền (M2), nhưng Ngân hàng Nhà nước lại thiếu công cụ hữu hiệu để tác động tới hai bộ phận rất quan trọng này của M2. Không những thế, khả năng chuyển đổi qua lại một cách tương đối tự do giữa ba đồng tiền còn “mở toang” tài khoản vốn của Việt Nam mà về lý thuyết là nửa đóng (đối với dòng tiền ra), nửa mở (đối với dòng tiền vào). Bằng chứng là trong năm 2009, do tỷ giá phi chính thức luôn cao hơn tỷ giá chính thức, người dân chuyển sang mua vàng và Đô la khiến mục “sai số và bỏ sót” trong cán cân thanh toán lên tới hơn 12 tỉ Đô la Mỹ. Thứ hai là chế độ tỷ giá gần như cố định, chủ yếu nhằm hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhà nước vốn thâm dụng nhập khẩu và vay nợ nước ngoài cao. Hệ quả là Ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá. Điều này tạo ra thêm một ràng buộc cho chính sách tiền tệ, đồng thời tiềm ẩn rủi ro cho dự trữ ngoại hối. Thứ ba là “bộ ba bất khả thi”: Nếu ngân hàng trung ương cố định tỷ giá, đồng thời mở cửa tài khoản vốn thì nó sẽ phải hy sinh tính tự chủ về chính sách tiền tệ. Khi ấy, cung tiền sẽ phụ thuộc vào tình trạng nóng lạnh của dòng vốn ra vào nền kinh tế (như trong giai đoạn 2007-2008), và trong trường hợp của Việt Nam, còn phụ thuộc vào mức độ chuyển đổi qua lại giữa ba đồng tiền. Trong khuôn khổ thể chế và bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng Nhà nước dù muốn cũng không thể tự mình giải quyết bài toán tỷ giá. Nguyên nhân không chỉ nằm ở giới hạn về thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước và hiệu lực của chính sách tiền tệ, mà còn nằm ở chính cơ cấu của nền kinh tế. Việt Nam đang đi theo mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư, tuy nhiên đầu tư lại kém hiệu quả, bằng chứng là ICOR tăng rất nhanh. Vì vậy, để đạt cùng một mục tiêu tăng trưởng, tỷ lệ đầu tư/GDP phải ngày một cao. Mấy năm gần đây, tỷ lệ này lên tới trên 40% GDP, kéo theo chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kém khiến lạm phát trở thành nỗi lo thường trực. Không những thế, vì hoạt động sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, đồng thời do tiền đồng thường bị định giá cao nên thâm hụt thương mại đã trở thành cái bóng đi theo tăng trưởng. Lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, và dự trữ ngoại hối suy giảm khiến tiền đồng thường xuyên phải chịu sức ép giảm giá. Chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và phi chính thức là một chỉ báo cho năng lực điều hành vĩ mô của các cơ quan điều hành trong Chính phủ. Khi điều kiện vĩ mô ổn định, niềm tin vào giá trị tiền đồng được duy trì, tỷ giá phi chính thức sẽ hội tụ với tỷ giá chính thức. Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản, qua đó phát tín hiệu về xu hướng thắt chặt tiền tệ, đồng thời giúp nới rộng chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và Đô la Mỹ là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, dường như đó là tất cả những gì Ngân hàng Nhà nước có thể làm ở thời điểm hiện nay. Cũng như không thể vỗ tay ra tiếng nếu chỉ dùng một bàn tay, chính sách tiền tệ dù có giỏi xoay xở đến đâu nhưng không đi đôi với chính sách tài khóa tương thích cũng sẽ chỉ như vỗ một bàn tay vào hư không mà thôi. Tham thảo trả lời
Lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, và dự trữ ngoại hối suy giảm khiến tiền đồng thường xuyên phải chịu sức ép giảm giá. Như LivesTowCEOCMO nói, nếu không nhằm thì Việt Nam đang khủng hoảng kinh tế nặng.
Nhà nước cũng khuyền khích doanh nghiệp xuất khẩu từ lâu rồi mà a,vậy nên thuế suất hàng xuất khẩu = 0 đó!!!Ngược lại thuế suất hàng nhập khẩu thì...khỏi phải nói...nhìn xe hơi là biết...Nói chung với nền kinh tế VN bây giờ thì 50 năm nữa không biết có đi kịp với nền kinh tế của Mỹ hay Trung Quốc hiện tại hay không..Còn muốn đồng tiền VN có giá thì phải chờ xem giá trị thương hiệu VN có thay đổi trong tương lai k đã...