Tập trung vào tìm nguyên nhân tôm chết

Thảo luận trong 'Thủy hải sản' bắt đầu bởi khongtenstudio, 11 Tháng 6 2012.

  1. (Lượt xem: 1,639)

    Nguồn http://thuysanvietnam.com.vn/index.php/news/details/index/2306.let
    (Thủy sản Việt Nam) - Trước tình trạng tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL, ngày 28/5, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ. Sáng 29/5, Ban chỉ đạo (BCĐ) tổ chức ngay buổi họp đầu tiên. Tại cuộc họp, nguyên nhân tôm chết đã được các chuyên gia mổ xẻ tỷ mỷ…

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám: Phải sớm có giải pháp kịp thời
    [IMG]Việc tìm ra nguyên nhân tôm chết vẫn cần thêm nhiều thời gian nữa, nhưng nông dân thì không thể chờ đợi đến khi có được kết quả ấy. Cho nên việc Bộ ra quyết định thành lập BCĐ phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ là nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay. BCĐ sẽ phải tập hợp được tối đa các nhà khoa học trong nước, tranh thủ được kiến thức, kinh nghiệm của các nhà khoa học nước ngoài. Đồng thời cũng phải tìm hiểu tham khảo những kinh nghiệm hay của các địa phương, của nông dân. Qua đó, vừa sớm tìm ra tác nhân gây bệnh trên tôm, vừa có những giải pháp chỉ đạo sản xuất hợp lý, kịp thời.

    Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản:Cypermethrin không phải tác nhân duy nhất
    [IMG]Không chỉ các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phía Bắc và Duyên hải miền Trung như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.
    Trước buổi họp này, đã có một buổi hội thảo giữa Tổng cục Thủy sản với các nhà khoa học. Thông tin cho thấy, hầu hết các ao nuôi ở ĐBSCL đều có sự hiện diện của Cypermethrin. Chỉ cần ở với hàm lượng 0,001 ppb, chất này đã đủ để làm cho tôm bị chết. Do đó, Cypermethrin rõ ràng là 1 tác nhân gây hoại tử gan tụy khiến tôm chết hàng loạt. Nhưng đây không phải là tác nhân duy nhất. Bởi ở Thái Lan, nơi Cypermethrin đã bị cấm sử dụng từ lâu, tôm cũng đang chết hàng loạt. Ngay ở ĐBSCL, vẫn có nhiều khu vực nông dân sử dụng Cypermethrin, nhưng tôm lại không bị bệnh hoại tử gan tụy.
    Kết quả nghiên cứu của một số nhóm khoa học nước ngoài cũng cho thấy có những nguyên nhân khác gây ra chứng hoại tử gan tụy trên tôm. Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu của Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản ở châu Á - Thái Bình Dương (NACA) đưa ra khuyến cáo rằng bệnh gan tụy trên tôm có các khả năng như độc tố, vi khuẩn, virus…
    Hiện nghiên cứu của chúng ta còn thiếu số liệu về tích tụ độc tố ở gan tụy tôm, trong môi trường nuôi tôm ở ĐBSCL đã có sự hiện diện của loại vi khuẩn gây bệnh gan tụy, số mẫu bệnh được lấy để phân tích còn ít và chưa đa dạng, các tác nhân hữu sinh như tảo độc, vi khuẩn trong ao bệnh và ao không bệnh chưa rõ ràng, việc gây nhiễm bệnh nhân tạo không có kết quả.
    Mặt khác, sự xuất hiện chứng hoại tử gan tụy ở những vùng tôm chết tại phía Bắc và Duyên hải miền Trung cũng chưa được nghiên cứu xem là do nguyên nhân nào… Chính vì thế, cần phải nghiên cứu toàn bộ những vấn đề có thể gây ra chứng hoại tử gan tụy trên tôm.

    TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS II: Cần định nghĩa được bệnh hoại tử gan tụy
    [IMG]Một trong những vấn đề cần sớm được làm ngay là định nghĩa được bệnh hoại tử gan tụy để các địa phương có cơ sở công bố dịch bệnh, hỗ trợ cho người nuôi tôm. BCĐ cần phải sớm tổ chức tập huấn cho cán bộ thủy sản ở các địa phương để họ sớm nhận biết được căn bệnh này, qua đó có thể phòng chống kịp thời.
    PV
  2. Facebook comment - Tập trung vào tìm nguyên nhân tôm chết

  3. cái vụ tôm chết cấp này nghe nhiều quá hôm qua tivi cũng có nói :( tội nghiệp mấy người nuôi tôm , mong rằng mau tìm ra nguyên nhân khắc phục :oops:
    bboy_nonoyes thích bài này.
  4. ok bé..mọi người đang đi đúng hướng,
    mấy ông ts kết luận này kia nhưng tôm vẫn chết ..bây giờ thì méo mặt rồi..
    tất cả đã đi theo một trật tự nhất định..

Chia sẻ trang này