10 cách để phát triển sáng tạo Bài viết hướng đến trẻ thuộc nhóm tuổi Tất cả, nằm trong chuyên mục Kỹ năng.Bằng cách thúc đấy sự sáng tạo của trẻ em, người lớn có thể giúp trẻ phát triển cả về 3 mặt tinh thần, cảm xúc và xã hội. Khi một đứa trẻ trưởng thành, trí tưởng tượng của trẻ được ảnh hưởng bởi các quy tắc xã hội, áp lực cũng như những điều được hay không được làm. Sự tự do sáng tạo là cần thiết để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng đưa ra quyết định, sự tự tin và độc lập. Các gợi ý sau đây sẽ khuyến khích sự tự thể hiện, tự tin và sự tự nhiên của trẻ, để đảm bảo sự phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.Khuyến khích trực giác và sự tự nhiên Khi người lớn, phụ huynh khuyến khích trẻ tin tưởng vào trực giác và sự tự nhiên của trẻ, óc sáng tạo của trẻ sẽ phát triển. Mọi thứ không cần phải được lên kế hoạch trước, hãy khuyến khích trẻ linh động dựa vào các suy nghĩ sáng tạo. Nếu trẻ muốn trở thành người hùng trong một phút, hãy chạy quanh và giải cứu các con thú nhồi bông khỏi các tòa nhà đang bị cháy cùng với trẻ. Nếu trẻ buồn hoặc lo sợ trước một việc gì, hãy khuyếnh khích trẻ vẽ hoặc dùng màu sắc để diễn tả cảm xúc lúc đó.Cổ vũ cho sự tin tưởng vào bản thân Dạy trẻ cách tự dựa vào bản thân, và tự tin vào những ý tưởng của trẻ. Không nên để những ngoại cảnh tác động vào quá trình đưa ra quyết định. Khuyến khích trẻ bảo vệ những gì trẻ nghĩ, cảm thấy và tin tưởng. Ví dụ, nếu những người bạn của trẻ cho rằng trẻ không nên vẽ mặt trời màu tím, hãy khuyến khích trẻ tự phản biện cho sự lựa chọn màu sắc của mình.Gạt bỏ áp lực thành tích Sự sáng tạo của trẻ không phải để mang lại thành tích làm quà cho phụ huynh, giáo viên, hoặc bạn bè. Sự sáng tạo không giống như việc đứng thứ nhất lớp, hay so sánh xem ai hơn ai kém. Một đứa trẻ phải được tự do trong sáng tạo. Bằng cách gạt bỏ đi mọi áp lực thành tích, phụ huynh, người lớn có thể cho phép sự sáng tạo đi theo mọi hướng. Trẻ không nên cảm thấy áp lực khi cố trở nên vượt trội, trẻ nên thấy thoải mái để sáng tạo, thể hiện và tưởng tượng.Thí nghiệm Thí nghiệm với trẻ để xem trẻ thể hiện sự sáng tạo ở đâu và như thế nào. Liệu trẻ có liên tục vẽ vời lên giấy không? Hay trẻ thường xuyên múa hát ở trong nhà? Trẻ có thích nghịch với quần áo của mẹ không? Hay trẻ luôn đóng kịch? Hãy tìm hiểu các hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ và khuyến khích các hoạt động đó. Đưa trẻ đến những trung tâm chuyên về các hoạt động đó và dõi theo sự phát triển của trẻĐưa ra những hành trình sáng tạo Phụ huynh, người lớn có thể đưa ra các hành trình sáng tạo. Đảm bảo việc đưa ra nhiều cơ hội sáng tạo và vui chơi cho trẻ, các hoạt động của gia đình có thể cho phép trẻ mơ mộng, sáng tạo và khám phá. Các cuộc dã ngoại trong tự nhiên cung cấp môi trường lý tưởng để trở thành Tarzan, hoặc một con vật trong rừng, những ngày mưa thích hợp cho các cuộc thi trong nhà. Hãy tận dụng các tình huống khác nhau để khơi gợi lòng sáng tạo và sự phiêu lưu trong trẻ.Khuyến khích sự tự thể hiện Khuyến khích trẻ tự thể hiện bản thân. Điều này có thể thực hiện thông qua nghệ thuật, cách trang phục, kể chuyện và diễn kịch. Hãy khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi trẻ quan tâm đối với những gì thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và tính cách trẻ.Tôn trọng nhu cầu của trẻ Trân trọng và khuyến khích óc tưởng tượng của trẻ bằng cách hỗ trợ môi trường cần thiết để trí sáng tạo phát triển. Có thể là một hộp bút màu, giấy vẽ, dụng vụ mỹ thuật, các lớp học, màn kịch tưởng tượng với phụ huynh hoặc giờ chơi với trẻ, kể cả giờ kể chuyện.Phát triển tính sáng tạo thông qua nghệ thuật Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ bằng cách cho phép trẻ khám phá các niềm đam mê xa hơn. Giúp trẻ trải rộng niềm đam mê bằng cách đưa trẻ đi học các lớp nghệ thuật, đam nhạc, kịch nghệ và múa hát cũng như các câu lạc bộ ngoại khóa, hoặc phụ huynh có thể tự tổ chức các lớp học cùng với các phụ huynh khác có cùng mối quan tâm.Giới thiệu hình mẫu sáng tạo Bà của trẻ có thích vẽ tranh không? Chú của trẻ có thích chơi guitar không? Khuyến khích trẻ dành thời gian với những hình mẫu sáng tạo, người có thể dạy trẻ, khuyến khích và hướng dẫn trẻ. Trong quá trình đó, những người lớn cũng có thể tạo ra mối liên kết gia đình bền chặt và những ký ức mãi mãi theo thời gian. Theo Family Education