10 Cảnh Quan Thiên Nhiên Độc Nhất Thế Giới 10. Cổng Địa Ngục Turkmenistan, thị trấn Darvaza Cổng địa ngục, tên gọi người dân địa phương tại thị trấn Darvaza đặt, là một miệng núi lửa rộng 70m ở Turkmenistan đã được đốt cháy liên tục trong 35 năm. Năm 1971, các nhà địa chất khi đi thăm dò khí đốt đã phát hiện ra một hang động khổng lồ dưới lòng đất, khiến mặt đất trên đó sụt xuống, kéo theo tất cả các thiết bị và lều trại.Trong hang động chứa đầy khí độc, họ không dám đi xuống do e ngại khí gas thoát ra đốt cháy tất cả. Niềm hy vọng miệng núi lửa sẽ tự dập tắt sau vài ngày đã không thành hiện thực, nó vẫn tiếp tục bốc cháy cho đến ngày nay. Bạn có thể nhìn thấy miệng núi lửa này trên Google Earth ở tọa độ 40 ° 15'8 "N 58 ° 26'23" E 9. Núi Roraima Núi Roraima thuộc địa phận của cả 3 nước: Venezuela, Brazil và Guyana Núi Roraima là một nơi khá ấn tượng. Nó là một ngọn núi đỉnh bằng với những vách đá cao 400m. Chỉ có một đường lên “dễ dàng”, trên một đoạn đường hình cầu thang tự nhiên bên phía Venezuela để đi tiếp đến những con đường khác – đòi hỏi phải là những tay leo núi có kinh nghiệm. Trên đỉnh núi hầu như mưa suốt ngày, cuốn sạch những chất dinh dưỡng cân thiết cho cây và tạo ra một cảnh quan độc đáo trên bề mặt sa thạch trần trụi. Mưa còn tạo ra những thác nước cao nhất thế giới. Mặc dù chỉ có một vài đầm lầy trên núi, nơi thực vật có thể phát triển đúng cách, đầm lầy có những sinh vật rất độc đáo, bao gồm những cây ăn thịt hình chén. 8. Miệng Núi Lửa Meteor, Mỹ Meteor là một miệng núi lửa tác động bởi thiên thạch cách Flagstaff khoảng 43 dặm (69 km) về phía đông. Bộ phận đặt tên của Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ thường đặt tên các địa điểm tự nhiên theo tên của bưu cục gần nhất, miệng núi lửa này lấy tên “Meteor” từ bưu cục gần đó có tên là Meteor. Miệng núi lửa được hình thành ra khoảng 50.000 năm trước, trong kỷ nguyên Pleistocene khi khí hậu địa phương trên cao nguyên Colorado là mát mẻ và ẩm ướt hơn bây giờ. Vào thời điểm đó, khu vực này là một đồng cỏ mở điểm xuyết thêm các khu rừng nơi sinh sống của voi mamút lông đen, con lười đất khổng lồ, và lạc đà. Vật thể tác động vào miệng núi lửa là một thiên thạch sắt-niken khoảng 50 mét (54 mét) vuông với vận tốc vài km mỗi giây. 7. Cát Dune Đại Pyla, Pháp Có thể bạn sẽ không tin vì châu Âu không có sa mạc nhưng đây thật sự là một địa danh rất đặc biệt ở Pháp. Đó là cồn cát Pyla hay đôi khi còn được viết là Pilat (tiếng Pháp: la Dune du Pyla, hoặc Pilat), được coi là cồn cát cao nhất Châu Âu, nằm ở La Teste de Buch trong vịnh Arcachon, cách Bordeaux 60km. Cồn cát này dài 3km, rộng 500m và cao 100m, với khối lượng khoảng 60.000.000m³, một đầu của nó gối lên cánh rừng già rậm rạp và đầu còn lại chạy xuôi ra bờ biển. Điều kì lạ của cồn cát này là người ta không thể hiểu tại sao một cồn cát có thể được hình thành trong một khu rừng rậm rạp. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng ngoạn mục khi đứng trên đỉnh cồn vì nó cao hơn 107m trên mực nước biển, cao hơn bất kì ngọn cây nào trong cánh rừng. 6. Đảo Socotra, Cộng hòa Yemen Socotra đã được mô tả như là một trong những nơi xa lạ nhất hành tinh, và không khó để hiểu tại sao. Nó là một vùng đất cô lập với khí hậu khô và khắc nghiệt, và kết quả là một phần ba số thực vật trên đảo không được tìm thấy ở nơi nào khác, bao gồm cả cây Huyết Rồng nổi tiếng, có hình dạng trông giống một cây dù và cho nhựa màu đỏ. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các loài chim, nhện và các động vật khác chỉ có ở đảo, và những rặng san hô xung quanh nó có một số lượng lớn các loài đặc hữu (tức là chỉ tìm thấy ở đó). Socotra được coi là nơi đa dạng sinh học nhất trong vùng biển Ả Rập, và là một Di sản thế giới. 5. Điểm cực bắc của trái đất, Greenland Đây là một địa điểm kích thích trí tò mò hơn là một điểm đáng xem. 83-42 là một địa danh nhỏ bé, nó chỉ rộng 15m, dài 35m và cao 4m. 83-42 thường xuyên bị ảnh hưởng khi biển động. Ở đây chỉ có duy nhất một loài địa y tồn tại và sinh sôi và cho đến nay cũng chỉ có 5 người trên thế giới từng đặt chân lên vùng đất này. 4. Rotorua, Newzeland Rotorua là một thành phố bên bờ phía nam của hồ cùng tên, nằm trong khu vực Vịnh Plenty, phía bắc New Zealand. Rotorua nổi tiếng với các hoạt động địa nhiệt, các mạch phun nước khoáng và một bể bùn sôi nằm trong thành phố. Nó cũng nổi tiếng với mùi hương "trứng thối" của hợp chất lưu huỳnh được giải phóng vào khí quyển trong các hoạt động nhiệt của bể bùn. Đây là một trong những thành phố không thể bỏ qua của những nhà nghiên cứu cũng như những khách du lịch yêu thích khám phá. 3. Don Juan, hồ nước mặn nhất thế giới, Nam Cực Với độ mặn trên 40%, hồ Don Juan được công nhận là hồ nước mặn nhất thế giới. Hồ Don Juan được đặt theo tên của hai phi công đầu tiên đến thám hiểm hồ là Trung úy Don Roe và Trung úy John Hickey. Đây là một hồ nước nhỏ, nó chỉ rộng 100m dài 300m và có độ sâu trung bình là 0.1m nhưng dù nằm ở Nam Cực băng giá nhưng nước trong hồ không bao giờ bị đóng băng vì nó quá mặn. Nước trong hồ mặn gấp 18 lần nước biển bình thường và mặn gấp 8 lần nước biển chết. 2. Tảng Băng Trôi Khổng Lồ B15, Nam Cực B-15 là tảng băng trôi lớn nhất từng được ghi nhận với diện tích ban đầu là 3.100km vuông, lớn hơn cả diện tích của quốc đảo Jamaica. Nó được tạo thành từ vụ nổ của Ross Ice Shelf năm 2000. Năm 2003 nó bị vỡ lần đầu tiên và mảnh lớn nhất có tên B-15A tiếp tục trôi dạt về phía bắc, đến năm 2005 nó lại va đập và bị mất 8km vuông diện tích, vụ va đập khiến nhiều bản đồ Nam Cực phải viết lại. Năm 2006 một cơn bão ở Alaska đã cuốn B-15A đi 13.500km và tiếp tục vị vỡ thêm một lần nữa. Một thập kỷ qua phần lớn nhất của tảng băng hầu như không tan chảy. B-15A ngày nay vẫn tồn tại và có diện tích 1.700km vuông. 1. Thác Guaira, Biên giới Brazil – Paraguay Nằm trên sông Parana, Guaíra là thác nước có tổng lưu lượng nước chảy mỗi ngày nhiều nhất và Guaíra cũng là dòng thác có tốc độ dòng chảy lớn nhất thế giới . Năm 1982 một con đập đã được xây dựng để tận dụng tốc độ dòng chảy lớn của nó. Đập Itaipu là đập nước lớn thứ 2 thế giới sau đập Tam Hiệp của Trung Quốc. Itaipu cung cấp tới 90% điện năng của Paraguay và 19% điện năng của Brazil. Theo Listverse