Sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà bố là diễn viên Nhà hát Tuồng TW, mẹ là NSƯT dạy đàn tam thập lục tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN. Có lẽ chính vì vậy mà ngay từ nhỏ, cô bé Lê Thùy Linh đã sớm được thừa hưởng niềm đam mênhạc cụ truyền thông từ cha mẹ. Hiện, Thùy Linh là sinh viên sinh viên năm thứ 3 trường Học viện Âm nhạc Quốc gia VN - khoa Nhạc cụ dân tộc. Ngoài đàn bầu là môn chính, Thùy Linh còn họcnhạc cụ thứ hai là trống. Với tài năng, niềm đam mê, cô gái trẻ không chỉ giành giải thưởng tại các cuộc thi về nhạc cụ dân tộc mà còn đứng trên nhiều sân khấu lớn nhỏ ở trong nước và quốc tế. Dưới đây là những chia sẻ của Thùy Linh về niềm đam mê và những trăn trở vềnhạc cụ truyền thống dân tộc trong xã hội hiện đại. - Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ không quan tâm nhiều tới nhạc cụ truyền thống. Vậy điều gì khiến em theo đuổi và lựa chọn ngành này? - Linh rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nghệ thuật, bố là diễn viên Nhà hát Tuồng, còn mẹ là NSƯT đồng thời là giảng viên tại trường Học viện Âm nhạc Quốc gia nên từ bé Linh đã được nghe đàn dân tộc và Linh đặc biệt thích tiếng đàn bầu, bởi đối với Linh, nó giống như tiếng người đang hát. Chính vì vậy, đến năm 9 tuổi. Linh đã bắt đầu theo học đàn từ bác ruột là NSND Thanh Tâm. Để rồi từ đó đến nay, Linh luôn gắn bó với cây đàn bầu. Thùy Linh trong tà áo dài biểu diễn đàn bầu. Ảnh nhân vật cung cấp - Với nghề mà em đã chọn thì ngoài sự đam mê, em có bằng lòng với thu nhập mà mình có được? - Đối với em, khi đã yêu cây đàn bầu một cách đầy đam mê, nhiệt huyết thì ai cũng vậy thôi, không nghĩ nhiều đến chuyện nó có đem lại cho mình nguồn thu nhập hay không. Hiện nay, em quen rất nhiều người làm nghệ thuật. Họ cũng như vậy, chỉ biết cống hiến hết sức, làm hết khả năng của mình để thỏa mãn niềm đam mê, khao khát của riêng bản thân. Hơn nữa, một phần em vẫn còn đang là sinh viên và bây giờ em chỉ nghĩ làm thế nào để phát triển sự nghiệp của mình, cũng như làm thế nào để nhạc cụ dân tộc đến gần hơn với mọi người. Còn về sau này, thu nhập nhiều hay ít thì em chưa nghĩ đến (cười). - Liệu trong tương lai em có xác định sẽ gắn bó lâu dài với nghề mà mình đã chọn? - Tất nhiên là em sẽ gắn bó với nghề mà em đã chọn. Không những thế, em còn học và tìm hiểu thêm cây đàn Tam Thập Lục từ mẹ. Ngoài ra, em còn muốn khám phá thêm nhiều nhạc cụ dân tộc khác nữa bởi càng học đàn dân tộc lâu, em càng thấy có nhiều điều thú vị. Trong tương lai gần, em sẽ chuẩn bị thi tốt nghiệp ĐH, cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp, em muốn được học tiếp cao học và nếu có thể thì mong muốn được làm nghiên cứu sinh về nhạc cụ dân tộc. - Em mong muốn ra sao trong sự nghiệp? - Hiện nay cũng có nhiều bạn cùng trang lứa với em theo học nhạc cụ dân tộc. Nhưng em vẫn mong muốn sẽ có nhiều người hơn nữa quan tâm đến nhạc dân tộc, đặc biệt là các bạn trẻ. Em biết hiện giờ có rất nhiều trào lưu âm nhạc khác nhau và đối với lứa tuổi của bọn em sẽ có rất nhiều những sự lựa chọn. Nếu được, em mong muốn có lúc nào đó được mang cây đàn dân tộc, đặc biệt là đàn bầu đi khắp mọi miền tổ quốc để đem những cái hay, cái đẹp của nó đến với các bạn trẻ. Có một điều em muốn nói với các bạn trẻ rằng: “Hãy yêu những gì mà cha ông ta đã chắt chiu để lại vì đó chính là cội nguồn của mình, nơi mình đã được sinh ra và lớn lên. Bởi mỗi một quốc gia đều có nền âm nhạc riêng và đấy chính là bản sắc của dân tộc đó”. - Linh có thường xuyên đi diễn hay không, và biểu diễn ở nước ngoài nhiều hơn hay trong nước nhiều hơn? - Em vẫn thường xuyên đi diễn và tất nhiên là biểu diễn ở trong nước nhiều hơn. Còn tại nước ngoài thì em may mắn đã có cơ hội đến Hàn Quốc, Pháp, Canada, Trung Quốc, Venezuela, Panama và gần đây nhất là New Caledonia. Tuy em đã được đứng trên nhiều sân khấu lớn ở nước ngoài nhưng bản thân em vẫn ao ước rằng nhạc dân tộc sẽ được thường xuyên góp mặt ở những sân khấu lớn trong nước bởi cho đến nay, thực tình mà nói thì nhạc dân tộc rất ít khi được biểu diễn ở các sân khấu lớn trong nước. Cô gái trẻ mong muốn ngày càng có nhiều bạn trẻ yêu thích âm nhạc truyền thống dân tộc. - Vậy khi đi biểu diễn ở nước ngoài, em có nhiều kỉ niệm cũng như sự cố nào khó quên? - Kỉ niệm thì có rất nhiều. Vui có, buồn cũng có. Trong nhiều chuyên lưu diễn, có những lúc em đã rất cảm động và bật khóc khi được khán giả dành rất nhiều tình cảm cho nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Khi tiếng đàn vừa dứt thì khán giả lập tức đứng lên vỗ tay không ngừng, có nhiều người đồng loạt hô “Việt Nam”. Trong giây phút đó, em cảm thấy rất tự hào vì mình là người Việt Nam. Và em luôn cảm ơn gia đình vì đã cho em theo học nhạc cụ dân tộc, cảm ơn cây đàn bầu đã cho em có được những trải nghiệm tuyệt vời như vậy. Rồi những lần phải chia tay với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài để lên đường về nước, đấy là những kỉ niệm khiến em không bao giờ có thể quên được. Ngoài ra cũng phải nhắc đến những tai nạn khi đi lưu diễn tại nước ngoài. Trong những lần bay xa, em cũng đã từng trả qua việc máy bay bị nhỡ, phải ngồi lay lắt trong sân bay cả đêm để đợi (cười). Rồi thì hành lý thất lạc, khiến mình nhiều khi 3 ngày trời chỉ mặc 1 bộ quần áo. Có câu "làm thân con gái chớ nghe đàn bầu", nhưng Thùy Linh chia sẻ, buồn vui là do chính bản thân mình. Đắm chìm trong nghệ thuật truyền thống, không có nghĩa là mất đi những khoảnh khắc hiện đại. - Đi diễn nhiều là vậy, em thấy có sự khác nhau giữa khán giả Việt và nước ngoài khi biểu diễn nhạc cụ dân tộc? - Thực sự thì có một sự khác nhau rõ rệt. Ở nước ngoài, khi người ta đã yêu mếnnhạc cụ dân tộc của mình thì sau những buổi biểu diễn, họ thường nán lại rất lâu để tìm hiểu về các cây đàn, vì thế nên buổi biểu diễn thường kết thúc rất muộn và đi đến đâu người ta đều thích cây đàn bầu và muốn học nó. Còn với khán giả ở Việt Nam thì nhiều người không quan tâm cho lắm, mọi người thờ ơ hơn. Tuy nhiên, em thấy thời gian gần đây có rất nhiều các bạn trẻ tìm đến các quán cà phê, quán trà để hàn huyên với bạn bè và cùng nhau thưởng thức nhạc dân tộc. Có lẽ trong tương lai không xa, sẽ có nhiều người hơn nữa quan tâm đếnnhạc cụ dân tộc. - Dân gian có câu: “Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” , vậy có khi nào em nghĩ rằng con gái chơi đàn bầu cũng khổ? - Cũng có đôi lúc, nhưng nhiều khi điều đó cũng không hẳn như vậy vì đối với em, buồn vui là do chính mình tạo ra mà thôi. Thùy Linh tại New Caledonia Thùy Linh chụp cùng mẹ ( NSƯT - Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hằng - ngoài cùng bên phải) trong buổi lưu diễn tại Canada Họ và tên: Lê Thùy Linh Nick name: Linh Boo Sinh ngày: 21/4/1991 Hiện đang là sinh viên năm thứ 3 trường Học viện Âm nhạc Quốc gia VN - khoaNhạc cụ dân tộc Giải nhất độc tấu đàn bầu cuộc thi Tài năng trẻ Học sinh - Sinh viên Các trường VHNT Thể thao và Du lịch lần thứ nhất. ( Tháng 6/2012) Giải nhất độc tấu đàn bầu - Hội diễn ca múa nhạc tỉnh Bắc Ninh (tháng 7/2012) Giải nhì cuộc thi đàn hát dân ca được tổ chức năm 2003 Đạt HCĐ môn cầu lông cuộc thi Hội khỏe thanh niên khối công nhân viên chức và khối Đại học - Cao Đẳng thủ đô năm 2011 TÙNG TRẦN Theo Infonet
mê chết đi được..... “Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”.....buồn vui là do chính mình tạo ra mà thôi...