Một trong những yếu tố lớn nhất góp phần vào việc giao tiếp hiệu quả lại là một điều rất đơn giản. Hãy lắng nghe. Hãy thật sự lắng nghe những gì người khác đang nói. Chúng ta sẽ có được sự tôn trọng, uy tín và sự tin tưởng khi biết lắng nghe một cách hiệu quả và chân thành. Lắng nghe thấu đáo cũng giúp chúng ta phản hồi lại những điều người khác đang nói một cách chân thành. Phản hồi của chúng ta sẽ đánh trúng trọng tâm và không lạc đề cũng nhữ chứng minh rằng chúng ta có lắng nghe thật sự. Có nhiều dạng lắng nghe mà trong đó người lắng nghe có thể có hoặc không nhận biết các khuynh hướng giao tiếp của mình và ta có thể xác định điều này không chỉ trong công việc mà còn trong những tương tác thường ngày khác. Chủ yếu là cần phải nhìn nhận bản thân một cách khách quan và chân thành đồng thời cần nhận biết rõ mình thuộc dạng người lắng nghe nào. Nếu thuộc dạng lơ là thì chúng ta có thể bị nhận biết qua biểu hiện bên ngoài như giao tiếp ánh mắt gián tiếp. Khi liên tục nhìn quanh thì chúng ta sẽ tạo ấn tượng không chú ý. Nếu chúng ta muốn tự lưu ý mình về điều này thì chúng ta cần phải dẹp công việc đang làm và suy nghĩ riêng qua một bên đồng thời cần chắc chắn rằng lúc nào cũng duy giao tiếp ánh mắt một cách trực tiếp. Nếu chúng ta phát hiện mình thuộc dạng lắng nghe “chờ giờ ăn trưa”, có nghĩa là không duy trì sự tập trung thì dạng mơ mộng giữa ban ngày như vậy có thể được nhận biết qua nét mặt, đó là sự thiếu quan tâm. Cũng giống như dạng lơ là, người thuộc dạng mơ giữa ban ngày phải lấy lại sự tập trung đối với người hay chủ đề đang nói. Một lần nữa, giao tiếp ánh mắt giữ vai trò cực kỳ quan trọng, ngoài ra, người nghe phải tự biết cố gắng đặt câu hỏi và nhập tâm vào cuộc nói chuyện. Một số khác trong chúng ta lại thấy rằng mình thường hay ngắt lời người khác. Mặc dù đây có thể chỉ là do chúng ta quá hào hứng với chủ đề đang nói nhưng nó lại làm người khác cảm thấy rằng những gì họ đang nó không quan trọng. Khi chúng ta tự nhận thấy được điều này thì việc thay đổi là rất dễ dàng. Nếu chúng ta nhận thấy mình đang ngắt lời người khác thì cần phải kiềm lại, xin lỗi và để người khác nói tiếp. Dạng lắng nghe tiếp theo là “nhập tâm”, có nghĩa là thật sự có sự giao tiếp. Người thuộc dạng này không bị phân tâm, họ hoàn toàn nhập tâm bằng cả cơ thể, tinh thần và trái tim. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, đây là điều cần phải có. Công chúng rất tinh ý khi ta nhắm tới một phạm vi kinh doanh nào đó và kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ đảm bảo sự tồn tại của công ty, thậm chí là trong những thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. st