Chém Gió Đạo Nguồn gốc Chém gió là gì, tại sao lại gọi là chém gió? Chém gió tức là dùng vũ khí chém vào khoảng không tạo tiếng vi vút, vũ khí càng bén ngọt tiếng vi vút càng lớn. Người yếu bóng vía nghe thấy sẽ sợ mất mật, xách dép chạy trốn ko còn khả năng chống cự. Các chiêu thức chém gió đều tấn công thẳng vào tâm lý đối phương, gây hoảng sợ chứ không nhằm đả thương. Do đó, chém gió được liệt vào hàng võ thuật lấy nhu khắc cương, mang triết lý sâu sắc, xứng đáng là võ của người quân tử hành hiệp trượng nghĩa. Triết lý nhân đạo sâu xa ấy của Chém Gió Đạo từ ngàn xưa đã được các bậc tiền bối forum tổng hợp vào cách post bài, mục đích chính là chỉ muốn dọa đối thủ, quên mình ra sức bảo vệ uy tín, quả thực rất đáng phục. Đi theo bước chân của lớp Chém gió tiền bối, lớp Chém gió thế hệ nay đã tích cực phát triển bộ môn Chém Gió Đạo thành Chém Bão Đạo và cuối cùng là Chém Lốc Đạo (do phong trào xài hàng ngoại ngày càng thịnh nên Chém Lốc Đạo ngày nay được toàn cầu hóa với tên là Tornado Slash, hay gọi tắt là TorSlaDo) Đặc điểm nổi bật "-...nghệ thuật chém gió là vô hình, vô thanh, dùng vô chiêu mà thắng hữu chiêu, chém gió mà ngoài mặt lạnh lùng, không gấp gáp, không chậm chạp, như cơn gió, lúc thổi nhè nhẹ làm xao xuyến lòng người, lúc thổi mạnh bạo như cơn sóng biển hung dữ có thể nuốt chửng mọi thứ.... Đấy chính là chém gió. Hỏi: Thế nào là vô hình, vô thanh? Trả lời: Thanh là do tai nghe, hình là do mắt thấy. Tai nghe nhưng như không nghe, mắt thấy nhưng như không thấy. Bởi vậy tuy xung quanh gió thổi lồng lộng mà nhiều người vẫn không biết chém gió là gì. Thật giống con cá nhỏ sống cả đời trong biển mà vẫn không biết biển là chi vậy." - Trích câu nói của một đại sư chém gió vô danh. Nghệ nhân chém gió ko chỉ là bậc chí nhân quân tử mà còn phải là bậc bồ tát thánh thiện. Chém Gió thuật gồm 999 chiêu thì hơn phân nửa đã là để giúp chạy trốn. Trong trường hợp đối phương quá chì, nghệ nhân chém gió liền lập tức vung tay xuất ra combo thoái lui chứ nhất quyết ko đụng vào 1 sợi lông địch...triết lý nhân đạo của bậc thánh hiền là ở đấy, dù có bị tấn công thế nào đi nữa, nghệ nhân chém gió cho đến lúc cuối cùng vẫn ko vung tay đả thương mà lại rút lui, nhường phần thắng cho kẻ địch. Ko sính cường, lòng bao giờ cũng nghĩ cho kẻ địch. Ôi, bậc thánh hiền chắc cũng chỉ đến thế mà thôi. Lại nói chiêu thức Chém Gió lúc chuẩn bị thì như ngọa hổ tàng long, lúc đánh ra thì lại như rồng bay hổ gầm, liên miên bất tuyệt ko bao giờ dứt. Lúc đạt đến cảnh giới thượng thừa, nghệ nhân Chém Gió khi ra chiêu sẽ như có phật quang phổ chiếu, chiêu thức ngầm mang triết lý phật pháp, sâu xa khó lường, thu xuất tùy ý, quả không hổ danh là vua của các môn võ. Đặc biệt của môn chém gió là tính linh hoạt uyển chuyển, đi đâu cũng có thể chém gió được. Bạn có thể chém gió qua điện thoại, qua yahoo, qua voice chat, chém gió với bạn bè, người yêu, họ hàng, chém gió ở công viên, văn phòng, trường học, toalet công cộng... Một trong những tuyệt đỉnh Chém Gió là cách thi triển chiêu thức mà khi chém, người khác nếu nghe (thấy, ngửi, nếm, cảm nhận hoặc dùng ESP phát hiện) được thì nhất thời ko cảm thấy gì. Tuy nhiên một lúc sau lập tức khí lực toàn thân tan biến, kinh mạch nghịch hành, người can đảm trở nên sợ sệt, người hèn yếu lập tức ngất xỉu. Lúc này chỉ cần Nghệ Nhân Chém Gió hét to khẩu quyết là địch thủ hồn lìa khỏi xác, vân du vạn dặm ko ngày trở về. Đây chính là cảnh giới cao nhất của Chém Gió Đạo: "Chém Bay Hồn" Dấu tích Từ bước thành công ban đầu ở Việt Nam, Chém Lốc Đạo, thế như chẻ tre, lập tức lan rộng ra thế giới. Hiện nay Chém Lốc Đạo không còn là môn võ độc quyền của Việt Nam nữa mà đã trở thành môn võ của cả thế giới. Trên khắp mọi miền từ Nhật Bản, Tầu đến Anh, Mỹ, Brazil, người người chém gió, nhà nhà chém gió. Chém gió giờ đây đã trở thành hiện tượng toàn cầu... Dấu tích chém gió từ thời tiền sử Dấu tích khảo cổ đầu tiên của Chém Gió Đạo được phát hiện trong một hang động thời tiền sử, các nhà khảo cổ học giải thích:"Đây là hình thức Chém Gió đầu tiên của nhân loại, trong bức họa này ta có thể thấy người thợ săn đang chém gió cho bộ tộc mình về việc săn thú hoang, mà cụ thể trong hình này là 1 con trâu rừng khá lớn..... Qua đó chúng tôi khẳng định rằng bộ môn Chém Gió đã được phát triển từ rất lâu trước Công Nguyên" Logo Chém Gió Đạo xuất hiện trên Vạn Lý Trường Thành vào khoảng năm 208 trước Công Nguyên, nhà Tần, Tầu Chém Gió Đạo trong Thiền, câu trong bài thơ có nghĩa: "Thiền chỉ thẳng vào tâm người, khiến thấy rõ tâm tánh thì lập tức thành Phật", ngầm nói yếu quyết của Chém Gió Đạo là đánh thẳng vào tâm người, thấy rõ được tâm tánh kẻ thù đã sợ mà tha thì lập tức thành Phật. Nhật Bản, 1685-1768. Chém gió phật pháp Poster tuyển người vào đội quân Chém Lốc Đạo trong cuộc chiến Mỹ-Anh, 1812 (T.S là viết tắt của TorSlaDo, tức Chém Lốc Đạo) Ngày nay Chém Gió, kỹ năng căn bản của môn võ Chém Lốc Đạo được giảng dạy và thực tập từ rất sớm. Học viên khi mang tã đã phải mỗi sáng luyện công từ 3-4 giờ trước quạt gió để có một cơ thể cường tráng và ý chí kiên cường khi tỉ đấu chém gió với bạn đồng môn. Một trường hợp Chém Gió thất bại, minh chứng hùng hồn cho chiêu thứ 444 của Chém Gió Đạo: "Lựa mặt mà chém". Nhân vật chém gió do tuyệt kĩ luyện tập sơ sài và coi thường đối thủ nên đã chuốc lấy thất bại thảm khốc. Đây thực chất là video của hiệp hội Chém Lốc Đạo dàn dựng với sự góp mặt của Harrison Ford nhằm hướng dẫn học viên mới. Nó đã tạo cảm hứng cho George Lucas và Steven Spielberg thêm bớt, hoàn thành bộ phim ăn khách: Indiana Jones and the Raiders of the Lost Ark (Indiana Jones và Cuộc truy tìm chiếc rương thánh tích) (1981) Thánh ca chém gió "Quân Đoàn Chém Gió", bản thánh ca của Chém Gió Đạo nhờ chùa Thiếu Lâm cất giữ vào năm 497, lúc thành lập chùa. Sau qua nhiều lần chùa bị đốt, bản nhạc bị thất lạc. Mãi đến năm 1981 nó bỗng xuất hiện trong phim Indiana Jones và Cuộc truy tìm chiếc rương thánh tích. ST