Cùng cuộc thi “Trổ tài vào bếp” thổi lửa hồng cho căn bếp ấm áp nhà bạn nào? Hãy gửi về tổ chức cuộc thi “Trổ tài vào bếp” kinh nghiệm nấu những món ngon, sở trường của bạn để có cơ hội nhận những phần quà giá trị của chương trình nhé. 1. Tuy nhiên đừng chỉ chú trọng vào kết quả! Để bài dự thi của bạn hoàn chỉnh và chất lượng, ban tổ chức chương trình xin được gợi ý cho bạn những mẹo hay trong cách chụp hình như sau: Rất nhiều người chỉ quan tâm vào việc chụp ảnh món ăn khi đã hoàn thiện mà quên mất rằng trong quá trình chuẩn bị và chế biến, chúng ta cũng có thể "bắt" được những khoảnh khắc vô cùng đáng yêu và đẹp mắt. Nào là cán bột, ủ bột, trang trí bánh sau khi nướng, v.v... hãy thử một lần xem! Bạn sẽ thấy album ảnh món ăn của mình thêm chi tiết và sống động. Rất nhiều người chỉ quan tâm vào việc chụp hình món ăn khi đã hoàn thiện mà quên mất rằng trong quá trình chuẩn bị và chế biến, chúng ta cũng có thể "bắt" được những khoảnh khắc vô cùng đáng yêu và đẹp mắt (Ảnh minh họa) 2. Hãy thật nhanh tay! Chụp ảnh món ăn khó hơn chụp ảnh đồ vật ở chỗ nếu bạn không nhanh tay thì món ăn sẽ không còn thơm ngon xanh tươi như lúc vừa được chế biến xong. Vậy nên, hãy cố gắng ngắm bắt thật nhanh những khoảnh khắc đầu tiên khi món ăn của bạn còn đang nóng hổi giòn ngọt. Chụp ảnh món ăn khó hơn chụp ảnh đồ vật ở chỗ nếu bạn không nhanh tay thì món ăn sẽ không còn thơm ngon xanh tươi như lúc vừa được chế biến xong (Ảnh minh họa) 3. Giữ cho phông nền tấm ảnh của bạn thật sạch và nổi bật. Bạn hãy nhớ luôn giữ màu tương phản giữa background/phông nền và món ăn, đừng để món ăn và phông nền có cùng tông màu. Ví dụ, dâu tây chín mọng xếp trên một chiếc dĩa màu đỏ sẽ không thể nổi bật. Thay vào đó, thử chọn dĩa hoặc tô đựng màu vàng hoặc trắng có hoa văn xem sao. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt. Cũng đừng quên giữ cho nền bức ảnh/món ăn đơn giản và sạch sẽ. Nếu bạn còn phân vân chưa biết nên chọn màu nào làm nền cho tấm ảnh của mình, cách tốt nhất là chọn phông nền trắng. Đơn giản mà luôn hiệu quả! Bạn hãy nhớ luôn giữ màu tương phản giữa background/phông nền và món ăn, đừng để món ăn và phông nền có cùng tông màu (Ảnh minh họa) 4. Chi tiết nhỏ làm nên khác biệt lớn Đừng coi thường tiểu tiết bạn nhé. Một chiếc nĩa cùng tông màu với bánh, một dụng cụ cắt thật đẹp hay một chiếc dĩa/tô sạch bóng cũng có thể giúp một tấm ảnh bình thường trở nên vô cùng đẹp mắt. Đừng coi thường tiểu tiết khi chụp ảnh bạn nhé! (Ảnh minh họa) 5. Thái lát hay cắt hạt lựu nhỉ?! Với bất kỳ món ăn nào, đừng chỉ tập trung vào việc chụp những tấm ảnh bề mặt thông thường. Với thực phẩm, đôi khi những gì chứa đựng bên trong lại có thể tạo ra điều thực sự khác thường. Rất nhiều chuyên gia nhiếp ảnh ẩm thực yêu thích việc cắt nhỏ hoặc thậm chí bẻ vụn món ăn để tạo nên những kết cấu tương phản cho tấm ảnh. Họ cũng rất thích cắt lát những ổ bánh ngọt và từ đó sáng tác ra những tấm ảnh độc đáo với những lớp cắt vô cùng khác biệt mà phong phú. Với bất kỳ món ăn nào, đừng chỉ tập trung vào việc chụp những tấm ảnh bề mặt thông thường (Ảnh minh họa) 6. Dùng thêm "đạo cụ" Để tấm ảnh thêm phần sinh động, đừng quên sử dụng những "đạo cụ" có sẵn trong gian bếp của mình. Có thể đặt thêm một ly nước cam vàng tươi cạnh những chiếc bánh pancake ngọt ngào? Một chai rượu vang đỏ cạnh dĩa bít tết và khoai tây nghiền? Hay đơn giản chỉ cần rắc thêm thật nhiều hạt đường màu quanh những chiếc bánh cupcake thơm phức mới ra lò?... Những chi tiết nhỏ vậy thôi nhưng sẽ giúp bức ảnh thêm phần sinh động và mới mẻ. Nhưng đừng tham lam mà cho quá nhiều "đạo cụ" vào bố cục bạn nhé, vì chúng sẽ khiến bức ảnh trở nên rối mắt người xem đấy. Để tấm ảnh thêm phần sinh động, đừng quên sử dụng những "đạo cụ" có sẵn trong gian bếp của mình (Ảnh minh họa) 7. Tận dụng ánh sáng tự nhiên Bất cứ khi nào có thể, bạn nên cố gắng chụp những món ăn ngon lành của mình dưới ánh sáng tự nhiên. Hãy chọn bất cứ thời điểm nào trong ngày gần một cửa sổ nào đó trong nhà nơi bạn có thể tận dụng được rất nhiều ánh sáng trời. Địa điểm hoàn hảo nhất là một khung cửa sổ lớn có rèm cửa trắng để giúp khuếch tán ánh sáng một cách vừa phải. Khi bạn buộc phải chụp ảnh vào buổi tối, tuyệt đối không để ánh đèn flash chiếu trực tiếp lên món ăn vì nó sẽ khiến món ăn trở nên vô cùng thô ráp và "trần trụi". Thay vào đó, hãy thử bật hết các đèn trong nhà lên để có được độ sáng tốt nhất cho tấm ảnh của mình. Bất cứ khi nào có thể, bạn nên cố gắng chụp những món ăn ngon lành của mình dưới ánh sáng tự nhiên (Ảnh minh họa) 8. Gần hơn, gần hơn nữa! Thay vì chỉ chụp những tấm ảnh bao quát toàn dĩa/tô thức ăn, hãy thử chụp những bức ảnh macro (cận cảnh) xem. Tiếp cận gần với chủ thể của tấm ảnh sẽ làm nổi bật kết cấu cũng như những chi tiết đắt giá khiến món ăn thêm phần hấp dẫn và đẹp mắt. Hãy thử nhìn tấm ảnh chụp các miếng sushi này xem. Đây là một tấm chụp toàn cảnh đĩa thức ăn... Thay vì chỉ chụp những tấm ảnh bao quát toàn dĩa/tô thức ăn, hãy thử chụp những bức ảnh macro (cận cảnh) xem (Ảnh minh họa) ... và đây là một bức ảnh khác chụp cận cảnh. Bạn thấy không, màu sắc của miếng cá ngừ tươi và những chấm trứng cá muối khiến tấm ảnh thêm phần tinh tế và vô cùng ngon mắt (cả ngon miệng nữa!). 9. Trái. Phải. Trên. Dưới. Nhiếp ảnh, nhất là nhiếp ảnh trong ẩm thực, không có nghĩa là chỉ chụp từ góc nhìn thẳng đơn giản. Hãy thử chụp từ bất cứ góc độ nào bạn có thể nghĩ ra: Trái, phải, từ phía trên đỉnh, hay từ góc thấp nhất,v.v… Hãy thỏa sức sáng tạo, thậm chí là di chuyển thức ăn đến nhiều điểm khác nhau trong bố cục để tạo nên sự khác biệt cho tấm ảnh của mình nhé. Nhiếp ảnh, nhất là nhiếp ảnh trong ẩm thực, không có nghĩa là chỉ chụp từ góc nhìn thẳng đơn giản (Ảnh minh họa) Theo EVA.VN