Dấu mưa xoi (1)

Thảo luận trong 'Truyện ngắn' bắt đầu bởi Ku Chì, 2 Tháng 7 2012.

  1. (Lượt xem: 2,908)

    GN - Trong dãy cư xá tôi đang ở mỗi khi có chú bé nào mới ra đời nó được mọi người chào đón nồng nhiệt.
    Tiếc là đứa trẻ lúc ấy mắt chỉ mở to chưa có nhận thức trọn vẹn giai đoạn hạnh phúc êm đềm nhất trong đời. Chao ơi, nếu nó nhìn được nét mặt rạng ngời của cô Loan, vẻ hân hoan của cô Phi Phi trước sự hiện diện của nó, tất cả là một sự kỳ diệu.
    Khi vợ chồng anh Thanh bồng đứa con từ bệnh viện về đến cư xá, phút chốc căn phòng nhỏ của anh chị đông nghịt khách khứa. Mùi nước hoa, mùi dầu khuynh diệp tỏa ra nồng ấm làm sao! Gương mặt bé của Hậu còn đỏ, da chưa thẳng, chưa rụng hết lông tơ hoe hoe, và đôi mắt chưa mở to, tay chân quờ quạng trong vô thức đã được các cô xúm nhau nâng niu nựng nịu.
    [IMG]
    Minh họa: Nhuận Thường
    Sau đó mỗi lần nghe tiếng hôn chùn chụt lập tức biết cô Hằng đến với bé Hậu. Chị Thanh nóng mũi kêu lên: “Nhẹ nhẹ cô ơi, da thịt con tôi còn non”. Còn cô Hà trông thằng Hậu mũm mĩm nằm trong nôi thích lắm nhưng lại nói: “Tao ghét con trai”. Cô Phi Phi hồn nhiên: “Tại sao vậy?”. “Tại vì có ba đứa con trai bu nhau làm khổ đàn bà”. “Tui chưa biết”. “Đây nè, thằng anh chưa thôi bú, lại có thằng em, còn thêm thằng chồng”. Cả bọn xúm nhau cười như nắc nẻ trong phòng chị Thanh, chị cũng cười. Mẹ con chị bỗng biến thành đề tài khoa học cần nghiên cứu. Các cô chưa có miếng bồ hay tấm chồng nhưng không biết học hỏi ở đâu những kinh nghiệm đầy mình. Chị Thanh gầy gò nên cho bú sữa bò thay sữa mẹ. Cô Hằng đặt vấn đề ra, các cô cãi qua cãi lại, cuối cùng nhất trí là bé Hậu nên cho bú sữa mẹ, tưởng ý kiến gì. Rồi sau đó là một lô thức ăn được kể ra, vẫn cô Phi Phi hồn nhiên lên tiếng: “Thôi mấy chị, đồng lương của mình mà nói cho dữ”. Cuối cùng cái nào chưa giải quyết quay về truyền thống cho chắc, các cô khuyên: các bà già xưa sinh con ăn cơm với chuối chín cá kho tiêu mà đứa bé vẫn phây phây. Trong cuộc tranh cãi, các cô ai cũng muốn giành phần kinh nghiệm. Thỉnh thoảng cô Hằng đánh chụt xuống má thằng Hậu.
    Trong phòng chị Thanh cứ luôn ồn ào, chính tôi đôi khi cũng bị chi phối phải buông sách xuống. Cái gì vậy? Thì ra cô Phi Phi đang xì xồ tiếng Tàu với thằng bé: “Cáo chình chấu hạu (kính chào cháu Hậu) xa xỉ nặng bồ chằng nhái”. Rồi tới cô Vân hết dùng nhạc vàng bắt qua nhạc Tây để ru Hậu.
    Hồi ấy đường sữa còn rẻ, thỉnh thoảng các cô hùn nhau nấu chè. Lúc đầy tháng, lúc ăn thôi nôi, bé Hậu không thiếu một món gì. Cô Phi Phi, cô Hằng mỗi khi đi chợ luôn mua một món gì cho vào giỏ để dành. Bé Hậu trong tuổi thôi nôi rất dễ ghét, thân hình úc núc, đôi mắt tròn xoe đen giống hột nhãn, tóc mịn xoăn xoăn biểu lộ sức sống mạnh mẽ. Ghét nhứt là lúc Hậu cười khoe hai má lúm đồng tiền của mụ bà tặng cho.
    Trên tay các cô, trông Hậu như một con búp bê. Phi Phi một tay bồng Hậu, tay kia cầm lục lạc vừa đi vừa lắc. Long rong, long rong. Lát sau nghe tiếng Hằng: “Mèn ơi, đứa nào già rồi ngu như bò, cứ theo đưa đồ chơi cho nó đút vô miệng”. Hằng giơ lục lạc ở miệng bé Hậu ra lấy treo trên đầu nôi. Một lát sau nữa cô Ái tới tru tréo. Cô này đeo kiếng. “Cha mẹ, bộ muốn cho thằng bé cận thị sao mà đứa nào treo đồ chơi sát mặt nó vậy”. Cứ thế, chị Thanh ung dung đi vắng, ở nhà bé Hậu hưởng tình thương tập thể. Lúc biết đi, biết bò, biết bập bẹ tiếng má ba, bé Hậu để mặc cho các cô sờ nắn đủ kiểu!
    Hậu mới biết bò, cô Vân đã kéo lên tập đứng chựng. Nhưng khi Hậu chập chững biết đi đầu tiên, cô Hằng lại đè nó nằm xuống, kéo chân tay ra kêu bò. Hậu lại đứng lên không bò được, bị cô Hằng ép mãi đến nỗi phải khóc òa lên. Cô Hằng kinh ngạc trước phát giác của mình: một khi con người ta đã tiến khó trở lại dạng thô sơ cũ.
    Phi Phi lãng mạn hơn, bé Hậu vừa biết nói lại truyền năng khiếu làm thơ: “Này, Hậu, má ba, cái nhà, con gà, chổi chà, quét rác, đốm lá”. Cô Phi Phi miệng nói tay cầm chổi chà đưa lên, bài thơ vô duyên có cấu trúc sa đà, với vần “ác” cô chỉ vào đầu. Nhưng phải công nhận là Phi Phi trì chí trong việc rèn luyện năng khiếu cho trẻ, gặp Hậu là Phi Phi lải nhải bấy nhiêu.
    Đến lượt cô Thủy chuyên dạy tầm bậy, cô nghinh má lên, cầm tay Hậu: “Nè, vả mạnh lên con”. Hậu biết vả. Cô Thủy tiếp tục: “Nè gắt, vả mạnh lên con”. Chị Thanh quên cắt móng tay con, cô Thủy bị bé Hậu bấu một cái mạnh để lại vết sẹo trên má.
    Có lẽ chị Thanh cũng bực mình nhưng vì thấy các cô thương dại thương dột quá, không biết nói sao. Trong khi ấy các cô hồn nhiên tiếp tục. Cô Hằng vẫn cái nết hôn chùn chụt đến nỗi nó phải khóc lên. “Khóc cho nở phổi đi cháu”. Cũng cô Hằng cố truyền bá cho chị Thanh thuyết “siêu nhân lúc sơ sinh”: nó muốn nghịch dao cứ đưa dao, muốn ăn ớt cứ đưa ớt, một lần thằng bé sẽ tởn.
    Các cô đọc nhiều sách mà tác giả nào cũng cho mình là tiến bộ nên tính cách của các cô chỏi nhau đôm đốp và nhè đem Hậu ra thí nghiệm. Đó là chuyện của các cô.
    Tôi ở sát vách vợ chồng chị Thanh, đêm đêm những tiếng động cứ vọng về bên này. Có những tiếng động nhỏ thì thầm dội xa như làn gió nhẹ một sáng không gợn nổi cành cây sấu trước sân mà lá rơi lác đác.
    “Tháng này anh mua sách lấn qua ngân quỹ thằng Hậu em ơi”. “Tôi thấy anh vừa mang về đã biết trừ hao tiền chợ rồi”. Giọng chị Thanh luôn nhỏ nhẹ, vẻ lầm lũi chị vun vén nhỏ nhoi, thứ nhỏ nhoi ích kỷ chỉ biết chặng đường ngắn không vươn tới trước dặm đường xa.
    Lúc hai người từ bệnh viện về, tôi đợi gần tiếng đồng hồ chờ cho các cô tan hàng đi, rồi rót ly rượu thuốc đem qua: “Mừng anh bằng tuổi tôi đã làm cho chú nhóc sướng rên nhé”. “Tại cậu nhát gan, làm đại cũng có như người ta”. Hai đứa cạn ly, tôi lâng lâng ngắm bé Hậu, tác phẩm viết từ hạnh phúc của anh Thanh có sức thuyết phục kỳ lạ.
    Tuy nhiên tuần lễ sau tôi quên bẵng thằng bé. Bởi vì sau cuộc đời đã chật ních con người, sự có mặt của nó giống như giọt nước ngoi lên giữa đại dương. Đêm đêm tiếng khóc tu oa của nó vô hồn như sinh vật thổi hòa vào những tiếng động ồn ào khác. Bất chợt một buổi trưa cư xá yên lặng chỉ còn nghe tiếng chim ríu rít trên hàng sấu, trên hàng dái ngựa ngoài sân, tiếng khóc của bé Hậu vụt tăng cường độ nổi lên tu oa tu oa như đay như nghiến. Nghe tiếng khóc tôi giật mình, rõ ràng đây là tiếng gọi báo hiệu một con người có mặt, tôi liền chạy qua thì ra chị Thanh bỏ nó chạy đi đâu. Mới một tháng, hễ mắt bé Hậu híp lại thì tay chân nó đập loạn xạ, hễ con mắt đen nháy ấy sáng ra thì tay chân luôn phối hợp huơ huơ dịu dàng vui vui, miệng he hé tuy chưa gọi được là nụ cười nhưng rõ ràng đã có cảm giác. Càng nhìn thằng Hậu, tôi lại càng tin chắc nó là đứa trẻ thông minh. Bỗng nhiên tôi giống các cô trở nên một nhà nghiên cứu âm thầm và tưởng chừng như có thể viết nhật ký về nó.
    Ba tháng Hậu đã chứng minh khả năng tuyệt vời, chị Thanh đi đâu mắt nó hướng theo nơi đó. Tới lúc Hậu biết bò, thằng bé đã biết phản kháng. Nó nhăn mặt né cái hun chùn chụt của cô Hằng. Hậu không còn để ai xâm phạm nó lúc nào cũng được. Phi Phi phải cưỡng bức bé Hậu mới bồng được, vẻ mặt nhăn nhó của Hậu khiến Phi Phi giận dỗi. Các cô bắt đầu tản thằng bé ra lần.
    Nhiều khi tôi cũng bị Hậu đưa tay đẩy ra, như đã nói, bỗng dưng tôi trở thành nhà nghiên cứu nghiệp dư, nên hiện tượng nào cũng phải có phân tích. Tôi nhớ lại sự trìu mến của các cô dành cho thằng bé, và tôi cũng soát lại cử chỉ mình đối với nó. Đúng là con người có nhu cầu săn sóc ai đó nhưng chỉ để thỏa mãn cảm giác riêng của mình, bất chấp đối tượng có thấm thía hay không vì chưa nhập vai.
    Nhưng nhập vai để cho ai cái hôn thắm vào trái tim bé bỏng kia quả là khó khăn.
    Một tối thứ Bảy, anh chị trong cư xá rủ nhau đi chơi hết để lại dãy hành lang hun hút vắng vẻ, ngọn đèn cao áp chụp xuống ánh sáng buồn hiu hiu. Tôi nằm một mình trong phòng lạnh tanh nghe lòng bâng khuâng. Dường như tôi đã quen với bầu không gian đặc những người, đặc tiếng động như tiếng bình bông gõ lốc cốc trong cư xá, đột nhiên tất cả rút đi, trong lúc tôi chưa tập được thói quen im lặng tư tưởng, lấy cái gì đó để thay vào mỗi lúc rơi phải tình trạng cô độc. Hơn nữa hồi chiều tôi dự đám cưới một người bạn, men bia còn lâng lâng trong người, hai cảm giác nhập làm một để cho tôi thuận lợi làm cuộc thí nghiệm. Bé Hậu đang ngồi chơi một mình trước cửa phòng, chị Thanh đang ngồi may trước ánh điện cách đó ba chục thước. Tôi nằm đầu kê sát vào đùi Hậu, thoạt tiên nó đưa tay đẩy tôi ra. Nhưng sau đó vì tôi đã nhập vai, nên mỗi cử chỉ của tôi mân mê lên vai lên má bé Hậu đã tạo ra sự êm ái để cả hai bản ngã xích gần lại như cha với con. Không biết sao lúc này mắt tôi lại rưng rưng. Hậu im lặng lấy đôi tay bé bỏng đáp lại, nó bắt đầu rờ lên mặt, lên mũi tẳn mẳn mò hàm râu của tôi. Đến đây tôi nhìn chị Thanh nháy mắt ra hiệu. Chị kêu: “Bé Hậu bò lại mẹ con”. Thằng Hậu nhìn chị ngơ ngác ngồi yên không nhúc nhích. Chị kêu một lần thứ hai, bé bắt đầu rời tôi bò về phía người mẹ. Lúc đó, tôi biết mình đang làm cuộc thí nghiệm theo dõi tâm lý đứa trẻ nhưng vẫn tức khi thấy đã thất bại, nên khi tôi cất tiếng kêu “Bé Hậu trở lại” quyết có sức nặng. Điều nhận xét chủ quan của tôi chắc đúng, nên khi bé Hậu đang bò thong thả đúng vào giữa khoảng cách giữa tôi và chị Thanh, nghe tiếng tôi kêu nó quay đầu trở lại nhìn ngơ ngác. Rồi chị Thanh kêu: “Bé Hậu”, nó quay mình tiếp tục bò, bên này lần nữa tôi kêu bé Hậu. Thật bất ngờ, Hậu nằm lăn ra gạch, tay chân đập đập không chịu bò đi đâu nữa, ở ngay chính giữa khoảng cách.
    (Còn tiếp)
    Truyện ngắn của Ngô Khắc Tà
    lật đật and tuech like this.
  2. Facebook comment - Dấu mưa xoi (1)

  3. dài quá ku chi ơi..
    lật đật thích bài này.
  4. hay phai đọc chứ :))
  5. lật đật Xương Rồng

    ui dời ơi...sao mà dài thế???:thapnhang:
    Ku Chì thích bài này.
  6. z mới gọi là truyện ngắn :))
    lật đật thích bài này.
  7. lật đật Xương Rồng

    chủ tịm đọc hyt' chưa???:sayxam:
    Ku Chì thích bài này.
  8. a post đủ 3 phần e nghỉ a đọc hết chưa :p
  9. lật đật Xương Rồng

    e đâu có ý j đâu...a tóm tắt lại cho e nghe y...=))
    Ku Chì thích bài này.
  10. kiếm chinệ nè heo :))
  11. lật đật Xương Rồng

    hơm hĩu...:(
    Ku Chì thích bài này.
  12. k hiểu thỉ cho k hiểu lun....=))

Chia sẻ trang này