Truyện tình ấy không có những giây phút hẹn hẹn hò nồng nàn quá đỗi, không có cảnh thư đi thư về trong nhớ nhung, sầu muộn … Trong chuyện tình ấy, người ta thấy nhiều chó gỗ, hổ thật, trận đồ vườn đào, … và vô vàn những chuyện không liên quan đến chữ tình. Thế nhưng chuyện tình ấy cũng được nhuốm bởi một chữ “sắc”, hợp-tan, vui-buồn theo một chữ nhỏ nhoi ấy… và tất cả những điều đó là chuyện tình của một con người đặc biệt: vị quân sư kì tài Khổng Minh… Kỳ 1: Người mến duyên hứa gả, kẻ hám sắc chối từ Chuyện tình của Khổng Minh Gia Cát Lượng có lẽ nên bắt đầu bằng một chữ sắc. Bởi vì một chữ ấy mà suýt nữa chính Gia Cát Lượng đã đẩy mình vào thế: cả đời không lấy nổi tri ân. Vậy há chăng một bậc đại trượng phu những tưởng cả đời chỉ biết đến hành sự, giúp đời lại cũng vấn vương trong lòng bởi hai chữ mỹ nhân? Chuyển kể là dưới chân núi Ngọa Long, Nam Dương, nơi Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh ẩn cư có gia đình Hoàng Thừa Ngạn sinh sống trong một gia trang rộng lớn. Gia đình họ Hoàng có người con gái tên là Hoàng Nguyệt Anh. Tuy nhiên nghe hàng xóm nói, nàng không được ông trời phú cho vẻ đẹp của một bậc tuyệt sắc giai nhân có thể khiến chim sa cá lặn mà ngược lại đen đúa, xấu xí. Bởi thế người ta vẫn thường gọi nàng bằng cái tên không được mỹ miều: Hoàng A Xú. Hoàng Thừa Ngạn, vẫn thường được gọi là Hoàng viên ngoại, cha của Hoàng A Xú, rất mến phục sự thông minh, chính trực của Khổng Minh. Do đó ông thường lên núi thăm và luận bàn thơ phú, văn chương cùng Khổng Minh. Hoàng viên ngoại lại có ý định gả con gái độc nhất của mình cho Lượng. Ông đã ngỏ ý của mình với Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, Lượng, vì nghe nói dung nhan Hoàng tiểu thư có phần kém sắc, mặt đen xấu lại nhiều mọn nhọt thì do dự, ngại ngần. Trong lòng Lượng quả thật cũng không muốn kết duyên với một người con gái xấu nhưng cũng ngại từ chối thẳng thừng. Do đó Lượng im lặng, lần lữa dịp này qua dịp khác cho câu chuyện trôi đi theo thời gian. Thời gian lẳng lặng trôi, câu chuyện hôn sự mà Hoàng viên ngoại ngỏ ý với Lượng cũng dần được quên lãng. Lúc này, mối thân tình giữa hai người là ở niềm vui, sự hợp ý trong luận bàn văn chương, thế sự. Trong một lần ngồi tâm tình, Hoàng viên ngoại có nói với Lượng: “Sao bấy lâu nay chỉ có ta đến thăm nhà tiên sinh mà tiên sinh chưa một lần ghé đến nhà ta?” Trước câu hỏi có phần đột ngột của Hoàng viên ngoại, Lượng có phần lúng túng vì quả thực, từ trước đến giờ, trong mối thân tình giữa Gia Cát Lượng và Hoàng viên ngoại thì Lượng chưa một lần xuống núi ghé thăm nhà ông. Rất ngại ngần, Lượng đáp: “Tại hạ thật là thất lễ, thất lễ quá! Nhất định tại hạ sẽ ghé thăm nhà đại nhân”. Qua mấy hôm, nhân ngày đẹp trời, Lượng xuống núi tìm đến gia trang nhà Hoàng viên ngoại. Đến cổng trang viên, khi xưng danh, Lượng nhận được lời đáp hết sức trân trọng dành cho mình: “Hoàng viên ngoại có dặn trước rằng nếu đại nhân đến thăm thì không cần vào bẩm báo mà mời đại nhân vào thẳng nhà trong ạ”. Có phần cảm động trước thịnh tình mà Hoàng viên ngoại dành cho mình, Gia Cát Lượng vui vẻ bước vào trong phủ. Đi được một quãng ngắn, trước mặt Lượng xuất hiệnmột cánh cổng to, được đóng kín mít. Lượng gõ nhẹ, cánh cửa từ từ mở ra sau tiểng cọt kẹt. Lượng nhìn vào trong, không thấy một bóng người. Tuy thế Lượng vẫn bước tiếp và càng ngạc nhiên hơn khi cánh cổng tự động đóng lại. Trí tò mò cùng với sự ham học hỏi đã thúc giục Lượng quay lại xem cánh cổng đó hoạt động thế nào. Thế nhưng, chưa kịp thực hiện hóa ý nghĩ của mình thì Lượng đã giật mình bởi những tiếng “grừ, grừ ..”. Trước mặt Lượng lúc này lag hai con chó giữ, một đen như mực, một trắng như tuyết đang gầm gè chực lao vào Lượng. Lượng bèn quay lưng, cố gắng mở cổng để chạy thoát nhưng cửa càng kéo càng chặt. Lượng chỉ biết lấy tay mà che mặt. Lúc này có một a hoàn từ đâu chạy tới, rất nhẹ nhàng đập tay vào đầu hai chú chó rồi kéo tai chúng. Ngay lập tức hai con chó yên lặng, quay đầu chạy về phía trong nhà. Lượng thầm phục những con chó được huấn luyện quá tinh khôn. Nhưng khi bình tĩnh nhìn kĩ lại, Lượng mới biết rằng hai con chó đó được làm từ những tấm gỗ, bên ngoài có phủ lông chó. “Thật đáng kinh ngạc!” Lượng vừa tiếp tục đi vào phủ trong cái ngỡ ngàng về những gì vừa nhìn thấy. Nhưng cái ngạc nhiên cũng nhanh chóng biến mất, nhường chỗ cho nỗi kinh hoàng mới: hai con hổ to như hai con bò mộng đang đững sừng sững trước mặt Lượng. Lúc này chân Lượng như có hàng trăm chiếc kiềng sắt bám chặt xuống đất không thể đi nổi nữa. Tuy nhiên với tư duy của một người thông minh, Gia Cát Lượng chắc mẩm trong bụng: hai con hổ cũng là giả như hai con chó lúc nãy thôi. Vì vậy, Lượng mỉm cười đắc chí rả bước tiến đến gần hai con hổ và đập tay lên đầu chúng. Song, trí dũng đôi khi không lại được chữ “ngờ”. Gia Cát Lượng không thể ngờ rằng hai con hổ đó thật đến độ không thể thâth hơn. Sau cú đập tay vào đầu của Lượng, chúng liền gầm lên, phi như bay về phía Lượng, giơ vuốt tát ngang vai Lượng. Máu chảy ướt áo, Lượng loay hoay tìm đường rút nhưng sức Lượng quá yếu so với hai ông ba mươi dũng mãnh đó. Lượng đang xanh mặy tái gan, thì a hoàn lúc này lại bất thần xuất hiện, nói: “Ngài tự cho mình là thông minh khi lấy cách trị chó ra để đối phó với hổ hay sao?”. Nói rồi a hoàn đập vào mông hai con hổ để chúng đi vào chỗ của mình và nằm xuống. Đến lúc này Gia Cát Lượng cảm thấy thực sự hổ thẹn, thở dài mà nói: “Gia trang nhà ta quả thật rất rộng lớn và quá đỗi bí hiểm, muốn vào được thật là khó. Làm phiền tiểu thư đưa ta vào trong”. Đáp lại lời cầu khẩn của Lượng, a hoàn nói: “Nô tỳ đang bận nghiền ngô mất rồi”. Theo cánh tay của a hoàn, Gia Cát Lượng đưa mắt vào trong thì đúng lfa có một cái cối xay đang được một chú lừa bằng gỗ kéo. Lượng không tin vào mắt mình nữa. Một người nổi tiếng thông minh, mưu trí như Lượng đến lúc này cũng phải thốt lên: “Trời ơi, ta vỗn biết học vấn của Hoàng lão tiên sinh rất uyên thâm nhưng thật không ngờ là tiên sinh còn có thể làm ra được những thứ kỳ lạ đến thế này”. A hoàn nghe thấy liền cười nói: “Lão gia không thèm để ý đến những thứ linh tinh này đâu”. Ngạc nhiên, Gia Cát Lượng hỏi: “Không phải là Hoàng viên ngoại sao? Vậy thì có thể là ai được?”. A hoàn cười ẩn ý: “Ngài cứ đi vào trong, sẽ biết ngay thôi ạ!”. Kỳ 2:Trận đồ rừng đào Gia Cát Lượng lúc này thực sự rất đắn đo bởi chỉ trong một quãng đường ngắn mà đã gặp phải bao nhiêu rắc rối rồi , giờ đi tiếp không biết sẽ còn gặp phải những điều gì nữa đây . Đang do dự , chùng chình chưa muốn bước đi tiếp thì cánh cửa phía trước mặt đột nhiên mở ra . Một vị cô nương với dáng người thanh mảnh , cao ráo , có phần nhanh nhẹn bước ra . Quan sát kĩ thì thấy khuôn mặt cô đen đúa , da mặt cũng không phải mịn màng bởi có rất nhiều mụn to trên mặt . Quả là không có ấn tượng nào về hai chữ nhan sắc nếu không muốn nói là khó coi . Tuy nhiên giọng nói của người con gái có phần kém sắc đó lại rất nho nhã thân thiện . Nàng hỏi a hoàn “ Vị quan khách này từ đâu đến vậy ?” Không chờ a hoàn đáp lời Gia Cát Lượng liền tự giới thiệu “ Tai hạ là Khổng Minh ở núi Ngọa Long xin bái kiến” Vị cô nương đáp lời” Mời tiên sinh vào nhà trong” Lúc này Gia Cát Lượng như chim ngã sợ cành cong không biết có nên đi theo nữa không thì a hoàn liền thúc giục “ Ngài mau đi đi, không có gì phải sợ đâu” cùng lúc đó Hoàng viên ngoại đi ra cổng và mời Lượng vào nhà,Lượng đáp lễ rồi đi theo viên ngoại vào nhà. Hoàng viên ngoại mời Gia Cát Lượng lên lầu , sau những lời chào hỏi Lượng nói “ Gặp được tiên sinh thật không dễ dàng gì” rồi Lượng thuật lại những gì xảy ra với mình khi đến gia trang. Nghe những gì Lượng kể Hoàng viên ngoại cười lớn rồi đáp: “Ôi đứa con xấu xí của ta, việc tốt việc hay rất nhiều mà lại đi làm những trò quái đản khiến tiên sinh phải sợ. Thật là bất kính, bất kính quá!” Nghe những lời mà Hoàng viên ngoại nói, trong lòng Lượng lúc này đã có phần tự trách mình: “Lượng ơi là Lượng. Ngươi thật là hồ đồ quá đi. Hoàng viên ngoại đã có ý gả con gái cho ngươi, ngươi lại còn bày trò chê người ta xấu xí. Ngươi đi tìm đâu được một người con gái tài hoa, phi phàm đến dường đấy. Đến ngươi cũng thích gái đẹp hay sao?” Nghĩ vậy Gia Cát Lượng đáp lời Hoàng viên ngoại: “Tiểu thư tài trí hơn người, tiểu sinh muôn phần kính nể.” Nghe Gia Cát Lượng nói vậy, Hoàng viên ngoại thở dài mà thương tiếc cho nhan sắc có phần không được bằng ai của con gái mình. Gia Cát Lượng đội nhiên ngắt lời Hoàng viên ngoại cúi xuống mà nói: “Nếu tiên sinh không chê vãn bối xin phép được kết duyên cùng tiểu thư nhà ta” Hoàng viên ngoại hạnh phúc mỉm cười và mời Lượng ở lại gia trang chơi vài ngày để thăm thú phong cảnh. Sáng ngày hôm sau, khi đang cũng Hoàng viên ngoại thưởng trà, đưa mắt nhìn ra cửa sổ Gia Cát Lượng thấy cả một vườn đào đang nở hoa rực rỡ, trong đầu không khỏi băn khoăn, hoa đào giờ đã tàn sao lại còn có thể rực rỡ và đẹp đến nhường ấy. Hoàng viên ngoại nhìn theo ánh mắt của Lượng cười ngất và ngỏ lời: “Mời tiên sinh đi thăm cảnh vườn đào”. Hai người bước ra đi qua những con đường quanh co, những khu vườn rau xanh tốt thì đến vườn đào, Hoàng viên ngoại xin phép không vào vườn thăm thú mà chỉ để một mình Lượng vào mà thôi. Vừa bước vào vườn đào Lượng đã cảm thấy vô cùng thoải mái dễ chịu. Không gian nhẹ nhàng thanh thoát đến khó tả. Lượng đưa mắt nhìn quanh khu vườn bất chợt khuôn mặt Lượng trở nên biến sắc, có phần hãi hùng. Hóa ra cả khu vườn đã được lập thành một trận đồ vô cũng nguy hiểm, khiến một kỳ tài về trận đồ như Gia Cát Lượng cũng phải dựng tóc gáy, vã mồ hôi vì khâm phục và nể sợ. Lượng đứng ngắm vườn đào một hồi lâu, cảm thấy thế trận này có phần tương đồng với “Bát trận đồ”. Khi so trận đồ trong vườn đào với “Bát trận đồ” thì đúng cái là Vua dưới đất, cái là Vương trên trời , khó có thể so sánh cái nào hơn cái nào được. Thế trận vườn đào nhìn từ ngoài vào thì tưởng chừng như không có gì, song nếu nhìn từ phía trong ra thì đúng là đáng kinh ngạc và khó có thể thoát ra nổi. Mải mê ngắm trận đồ Lượng lạc bước và thấy mình đang bị trói chân trong trận đồ. Mỗi gốc đào đều như có khả năng di chuyển, lo sợ lạc bước sẽ tự mình dẫn thân vào con đường chết nên Lượng không dám sơ suất, tập trung cao độ cẩn thận vượt qua từng cửa trận . Và cuối cùng Lượng đã thoát khỏi trận đồ trrong thời gian 3 tuần hương trong đầu không khỏi thán phục : Kì trận. Đúng là kì trận. Ra khỏi vườn, Hoàng viên ngoại đón Lượng bằng câu nói “Không ngờ tiểu nữ mất tám năm trời để bầy binh bố trận vẫn không bằng ba tuần hương của ngài. Ngài cũng không hổ danh là bậc cao nhân kì tài của đất Nam Dương”Lượng cúi người chắp lạy Hoàng viên ngoại mà nói ‘ Hổ thẹn Thật là hổ thẹn! quả thực nếu hai bên xảy ra giao chiến. Lượng tôi gặp thế trận này có cố vắt óc suy nghĩ chắc cũng không thể tìm ra lối thoát ! Tiểu thư thông minh hơn người khiến Lượng tôi vô cùng ngưỡng mộ” Hoàng viên ngoại trầm ngâm “Tiểu nữ được trời phú cho trí tuệ hơn người nhưng hiềm một nỗi nhan sắc không được như ý, khó mà được làm dâu chốn thượng lưu thật là đáng tiếc ..đáng tiếc..” Cát Lượng ứng đáp “Hoàng viên ngoại sao có thể mang tài sắc của Hoàng tiểu thư so sánh với những thứ tầm thường dung tục đó được chứ”. Kỳ 3:Trai kỳ tài , gái kỳ tài , duyên tình bén , cưới liền tay Rời vườn đào về nhà , Hoàng Thừa Ngạn cho gọi Hoàng tiểu thư đến ra mắt Gia Cát Lượng . Hoàng tiểu thư đến chào Gia Cát Lượng , Lượng đáp lễ rồi khẽ hỏi “Xin hỏi có phải con vật ở vườn trước và trận đồ vườn đào đều do một tay Tiểu thư làm ra không ?”Hoàng tiểu thư liền đáp “ Bất tài , bất tài ...chính là do tiểu nữ làm ra”. Lượng khom người hành lễ bày tỏ sự nể phục tài năng xuất chúng của Hoàng tiểu thư. Hoàng tiểu thư liền nói “ Nghe danh Ngọa Long của ngài đã lâu , nay mới có dịp được gặp mặt .Tỳ thiếp rất lấy làm vinh hạnh. Tỳ thiếp chỉ là một nữ nhi bình thường , có chút tài mọn , mong Tiên sinh đừng cười chê” Măt Cát Lượng bỗng đỏ gay , trong lòng trộm nghĩ “May thay nàng là phận nữ nhi , nếu không bát cơm manh áo của Ngọa Long ta đã sớm bị nàng cướp mất rồi”. Hoàng tiểu thư lại nói “ Ngày trước nghe nói ngài tự so sánh mình với Quản Trọng , Nhạc Nghị , xin hỏi tryện này có thật không?” Cát Lượng lấy lại thần sắc đáp “ Đúng là vậy , mặc dù nghe có chút ngốc nghếch nhưng tôi luôn muốn tạo dựng việc lớn . Thiên hạ ngày nay lắm rối ren , các băng đảng kéo bè kết phái , chỉ khổ cho dân chúng lầm than . Lượng tôi muốn chiêu mộ những kẻ hiền tài trong thiên hạ tạo ra một chế độ mới để có thể đem lại cuộc sống phồn vinh , hạnh phúc cho dân chúng” Hoàng tiểu thư nghe vậy gật đầu thán phục “ Tiên sinh quả là một nhân tài của đất nước , có khí phách của bậc quân vương . Thật hoài công cho những kẻ phàm phu , tục tử không biết tự lượng sức mình mà đem ra so bì với ngài . Tiểu nữ thật có phúc lớn mới gặp được một anh tài như ngài , quả đã không sống uổng kiếp này rồi’. Nói song Hoàng tiểu thư e thẹn cúi đầu chào Cát Lượng rồi lẵng lặng đi vào khuê phòng. Cát Lượng dường như đang nghe thấy rất rõ từng nhịp đập của trái tim mình trước cái tài , cái tâm của người con gái có phần xấu xí ấy. Nhưng chính trong lúc cảm phục về tài năng của Hoàng tiểu thư . Lượng cũng đã phát hiện ra một dấu hiệu có thể “ lật ngược” chữ sắc của Hoàng tiểu thư . Đó là dưới cằm của tiểu thư có một vết xước lộ ra một vệt nhỏ trắng , nhìn kĩ lớp da đen trông giống như một lớp hóa trang. Lượng nghĩ thầm trong bụng “ Với tài hoa xuất chúng của Hoàng tiểu thư , gương mặt dù có xấu xí nhưng cũng không đến mức không thể nhìn được đã đủ để ta cảm phục mà lấy nàng . Nay diện mạo kia có thể chỉ là giả thì còn gì hạnh phúc hơn nữa . Một mỹ nhân lại tài hoa , tâm đầu ý hợp có thể giúp đỡ ta trong công danh sự nghiệp là điều ta không thể đòi hỏi hơn . còn nếu có không xinh đẹp thì với ta cũng quá đủ rồi” Nghĩ vậy Gia Cát Lượng quỳ xuống chắp tay lên đầu mà nói rằng “ Nhạc phụ trên cao xin nhận của con rể một lạy” . Hoàng viên ngoại đắc ý cười lớn cúi người đỡ Lượng đứng dậy. Ngày lành , tháng tốt sẽ được ấn định vào ngày hôm sau. Kỳ 4:Viết thư thoái hôn ngầm hẹn ước (tiếp theo và hết) Rời Hoàng gia trang về nhà , Cát Lượng thưa chuyện cưới vợ với chị dâu . Chị dâu vô cùng mừng rỡ và nói việc đại hỷ phải tổ chức cho chu đáo , linh đình .Rồi đoạn hỏi em dâu là con cái nhà ai ?. Cát Lượng liền đáp “ Ân sư của đệ là Hoàng Thừa Ngạn có một người con gái tên là Hoàng Nguyệt Ánh , Nguyệt Ánh là người học rộng biết nhiều , nhã nhặn ôn hòa..” Vừa nghe Lượng nói chị dâu tức tối ngắt lời mà thốt lên những lời cay độc “ Hoàng Nguyệt Ánh ư ? Đệ không biết nàng ta còn có tên là Hoàng A Xú da đen như than mặt đầy mụn nhọt hay sao ?” Rồi ngay lập tức chị dâu thay đổi ý định bắt Lượng không được cưới Nguyệt Ánh và để ép Lượng phải thực hiện , chị dâu đưa ra thông điệp cuối cùng “ Nếu đệ không thay đổi chủ ý khăng khăng muốn cưới Nguyệt Ánh làm vợ thì từ nay ta sẽ không nhận đúa em bất hiếu như đệ nữa và sẽ không bao giờ quan tâm đến chuyện hôn sự của đệ” Về phần Gia Cát Lượng vị kì tài quân sư này không muốn thay đổi ý định cưới Nguyệt Ánh lại càng không đành lòng làm chị dâu buồn nên đã tự tay viết giấy thoái hôn .Viết xong , trước mặt chị dâu đưa cho người bạn gửi đến cho Hoàng tiểu thư Thơ rằng : Tiếu nhĩ dung mạo bất phối ngã Tha nhật lánh phù loan phượng chí Đa lựong tiểu sinh xưa thế nãn Khẩu ứng hôn ước khả cải di Nghĩa là : Cười dung mạo người không xứng ta Người không cùng đồng tâm quyết chí Lắm sự khiến tiểu sinh ở thế khó Lời hôn ước gió bay dễ đổi rời Ba tháng sau ngày viết thư từ hôn , Lượng úp mở thông báo với chị dâu “Ba ngày nữa em lấy vợ rồi” Chị dâu kinh ngạc hỏi dồn “ là khuê nử nhà ai vậy? ” Lượng cười tinh ranh nói” Chị không cần phải vôi vàng đâu , chuẩn bị mọi thứ để đón tân nương thôi , đợi đến ngày hôn lễ chị tự sẽ biết là ai” Ngày cử hành hôn lễ dã đến khi kiệu hoa đua tân nương đến chị dâu mới biết tân nương chính là Hoầng Nguyệt Ánh . Chị dâu liền quay phắt sang Cát Lượng nghiêm nghị hỏi “ Cát Lượng lần trước không phải đưa thư thoái hôn rồi sao ?’ Cát Lượng nhanh nhẩu trả lời “ Chị dâu chị còn nhớ bài thơ viết trên bức thư thoái hôn chứ” Người bạn hôm nọ nhận đưa thư thoái hôn cho Nguyệt Ánh cũng có mặt trong hôn lễ cười mà nói rằng “ Đó là một bài thơ có ngụ ý rằng . Cười người lắm lời . Ta ý khó rời ” Tình cảm , ý chí và cả sư thông minh của Gia Cát Lượng cũng như Hoàng tiểu Thư làm chị dâu cảm động mà chấp nhận. Trai anh hùng gái thuyền quyên Sau khi tàn tiệc cưới chỉ còn lại tân lang tân nương Cát Lượng cảm thấy hồi hộp lạ thường . Việc lúc này là phải lật tấm màn che đầu của tân nương rồi Cát Lương uống thêm cốc rượu lấy dũng khí tiến lại gần tân nương Cát Lượng từ từ vén tấm màn che mặt tân nương . Và đúng là người có công ông trời chẳng phụ , làn da trắng như tuyết của Hoàng tiểu thư dần hiện ra dưới ánh nến lung linh huyền ảo và trở nên đẹp tuyệt trần . Các đường nét thanh tú trên khuôn mặt sau khi được “dỡ bỏ” chiếc mặt nạ hóa trang lộ diện và khoe vẻ đẹp mĩ miều quyến rũ của chúng. Cát Lượng chiêm ngưỡng tân nương bất giác im lặng trong lòng thực sự hạnh phúc “ Nàng mới đẹp làm sao ? là tiên nữ hay người trần ? thế là ta đã đúng . Nàng là người tài trí và xinh đẹp …” Họ mời rượu nhau , sau khi cạn chén Hoàng tiểu thư quay sang hỏi “ Tướng công , chàng không ngạc nhiên sao ?” Cát Lượng cười hỏi “ Nương tử à ta sao phải ngạc nhiên ?” Nguyệt Ánh nũng nịu “ Nương tử ..à.. tỳ nữ xinh đẹp hơn ngày trước mà..” Cát Lượng nhìn Nguyệt Ánh nói “ Phải nàng đẹp rất đẹp” “ Vậy sao tướng công không ngạc nhiên ?” Nguyệt Ánh hoài nghi . Cát Lượng nhìn vẻ mặt Nguyệt Ánh phì cười nhỏ nhẹ nói “ Nương tử à cái chiêu cỏn con ấy qua mắt ta sao được” Thì ra lâu nay Hoàng tiểu thư hóa trang xấu xí để có thể tìm một người anh hùng thật sự . Và Gia Cát Lượng chính là vị anh hùng của đời mình mà nàng đã tìm thấy. Nhưng có thật Gia Cát Lượng đã thấy ngay cái đẹp của Hoàng tiểu thư từ giây phút đầu tiên không ? có lẽ là không. Có lẽ Lượng đã suýt đánh mất hạnh phúc của đời mình bởi chữ sắc. Nhưng cuối cùng cái duyên, cái tài và cái tình nữa mà Gia Cát Lượng, vị quân sư nổi tiếng có được hạnh phúc trọn vẹn. Tác giả: Lê Đỗ