Giật mình "mặt trái" của bột nêm

Thảo luận trong 'Kinh tế' bắt đầu bởi tuech, 10 Tháng 8 2012.

  1. (Lượt xem: 1,522)

    Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá.

    Ngại bột ngọt chứa nhiều hóa chất gây cứng cổ, nhức đầu… nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khỏe. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng?

    Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối.

    Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương.

    Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khỏe của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc.

    [IMG]
    Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm.

    Bột nêm không thể thay thế thịt, cá…

    Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate.

    Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa. Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món súp ngon lành từ thịt hầm.

    Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng.

    Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá.

    Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hoá chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng.

    Không nên lạm dụng bột nêm

    Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế.

    Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá.

    Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng.

    Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo.

    Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác.

    Xử trí khi ngộ độc bột nêm

    Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…

    Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể.


    nguồn:http://vtc.vn/1-273662/kinh-te/giat-minh-mat-trai-cua-bot-nem.htm
    --- Bài viết đã được gộp ngày: Aug 10, 2012 10:56 AM ---
    Hạt nêm: Có thực sự là ngọt từ xương ống, tủy?

    VTC News) – Các chuyên gia cho rằng, thành phần của hạt nêm rất khó để chiết xuất được từ xương ống và tủy, thậm chí cả thịt.
    Có thật là vị ngọt được chiết xuất từ thịt, xương?
    Trao đổi vấn đề này với PV VTC News, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, thành phần của hạt nêm rất khó được chiết xuất từ xương, xương ống mà chủ yếu từ thịt.

    Xương, tủy có chất béo, khi cô đặc lại cũng không để lâu được vì chất béo này rất dễ bị ôi thiu. Khả năng tỉ lệ từ thịt cũng thấp bởi lẽ giá thành thịt đắt.

    [IMG]

    Rất khó để chiết xuất ra hạt nêm Knorr từ xương ống

    » Xem video quảng cáo trên truyền hình của hạt nêm từ thịt Knorr

    » Xem video sự thật phía sau lời quảng cáo hạt nêm Knorr


    Thế nhưng, trên những quảng cáo của hạt nêm Knorr, nhà sản xuất đã rất khéo léo khi tuyên bố là nếu dùng sản phẩm hạt nêm thì món ăn sẽ ngon và ngọt như nước hầm từ thịt và xương. Thậm chí, với loại bột nêm Maggi cao cấp xương hầm, trên bao bì ghi rõ “3 ngọt: ngọt thịt, ngọt xương, ngọt tủy”.

    Về quy trình làm bột nêm, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích: Bột thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì thế mà sau khi tách được bột thịt ra, nhà sản xuất đem đun ở nhiệt độ khoảng 125 độ C trong khoảng 2 giờ.
    Dưới nhiệt độ cao như vậy, nhà sản xuất cho vào thêm axit (hoặc men) để thủy phân. Dung dịch cuối cùng được cô đặc lại rồi cho thêm tinh bột biến tính (thường là bột gạo hoặc bột ngô), để nguội rồi đem hỗn hợp đó ra sấy và để khô.


    Do luật của mình chưa chặt chẽ nên chỉ cần chút thành phần là doanh nghiệp quảng cáo quá lên.
    TS. Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATVSTP

    PGS - TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết: Khó có thể chiết xuất hạt nêm từ tủy và xương ống mà chỉ có thể chiết xuất từ thịt mà thôi. Tủy xương có mỡ nên không thể bảo quản được.

    "Doanh nghiệp quảng cáo như vậy là nói quá, dễ gây nên sự hiểu lầm cho các bà mẹ. Họ tưởng rằng bột nêm chứa thành phần dinh dưỡng do chiết xuất từ thịt thăn và xương ống. Như vậy, sẽ dùng để nấu cháo cho con," - Bà Sửu nói.

    Nhận định về tỉ lệ 1,8% thành phần bột thịt, nước hầm từ xương ống và xương sườn của Aji – ngon và 2% của Knorr, TS. Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế cho rằng doanh nghiệp đã quảng cáo quá đà.
    "Để kiểm chứng chỉ cần kiểm tra xem hàng tháng doanh nghiệp nhập bao nhiêu xương, bao nhiêu thịt là có thể biết. Hơn nữa, do luật của mình chưa chặt chẽ nên chỉ cần chút thành phần là doanh nghiệp quảng cáo quá lên" - Ông Trung nói.

    » Xem video: Giật mình sự thật sau lời quảng cáo của hạt nêm Knorr
    “Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ liên quan để chấn chỉnh về tình hình quảng cáo thái quá sản phẩm của một số doanh nghiệp”.
    Cả kg xương ống chưa chắc ngọt bằng 1 thìa bột nêm

    Với những ý kiến trên, những ai đã từng nghĩ là hạt nêm được làm hoàn toàn từ thịt nguyên chất chắc chắn sẽ phải suy nghĩ lại.

    Hơn nữa, tỉ lệ chiết xuất từ thịt có thể cao hơn nhưng rào cản về giá thành sản phẩm khiến không một nhà sản xuất nào làm như vậy.
    [IMG]

    Trong thành phần bột nêm Maggi còn có cả mỡ gà.

    » Xem video quảng cáo trên truyền hình của hạt nêm Maggi
    Vấn đề ở đây nằm ở chỗ, nếu phương án sản xuất hạt nêm từ lượng lớn thịt nguyên chất không khả thi thì những nhà sản xuất thương hiệu như Knorr, Maggi, Aji - ngon nên chăng phải thay đổi quảng cáo của họ để không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng?


    Doanh nghiệp quảng cáo như vậy là nói quá, dễ gây nên sự hiểu lầm cho các bà mẹ. Họ tưởng rằng bột nêm chứa thành phần dinh dưỡng do chiết xuất từ thịt thăn và xương ống. Như vậy, sẽ dùng để nấu cháo cho con
    PGS-TS Phan Thị Sửu -Hội KHKT An toàn Thực phẩm VN
    TS. Nguyễn Duy Thịnh cũng đã có lần trao đổi với một số nhà sản xuất là không nên quảng cáo “ngon từ thịt ngọt từ xương” nữa bởi nếu không để ý, chúng ta sẽ nghĩ là hạt nêm rất giàu chất dinh dưỡng.

    Ông Thịnh cho rằng có khi ninh cả cân xương ống chưa chắc đã ngọt nước bằng một vài thìa hạt nêm. Vì lẽ đó, việc sử dụng hạt nêm của các bà nội trợ hiện nay cũng không khác là mấy so với việc dùng mì chính (bột ngọt) như trước đây. Nó giống như một thứ gia vị giúp bữa ăn trở nên ngon và tròn vị hơn.
    Điều đó làm những người sử dụng hạt nêm thêm băn khoăn, bởi lẽ trong thành phần của các loại bột nêm như Knorr, Maggi, Aji – ngon đều có chứa một số chất điều vị như sodium glutamate (E621), sodium guanylate (E627) hay sodium inosinate (E631). Bản chất E621 là mì chính (bột ngọt).
    Theo PGS Thịnh, chất điều vị E627 và E631 không chỉ tạo cảm giác siêu ngọt cho người ăn mà còn mang hương vị của thịt nên người dùng bị quyến rũ bởi nó.
    Mì chính đã từng bị rất nhiều người tiêu dùng quan ngại vì lo rằng nó không đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. Vậy thì điều tương tự có xảy ra với bột nêm hay không?

    Theo ông Thịnh, hiện tại Bộ Y tế vẫn cho phép sử dụng những chất điều vị này dưới dạng axit. Bản thân Knorr cũng đã từng khẳng định rằng sản phẩm của họ hoàn toàn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.



    [IMG]
    Quảng cáo Hạt nêm từ thịt heo của Miwon

    » Xem video quảng cáo trên truyền hình của hạt nêm Miwon

    Tuy nhiên, với sự lập lờ hòng chiếm lòng tin của người tiêu dùng như trong quảng cáo “chiết xuất từ thịt thăn và xương ống” hay “ngon từ thịt ngọt từ xương”, thật khó để các hãng sản xuất bột nêm lý giải về tác dụng của những chất điều vị cũng như thuyết phục được những khách hàng khó tính tiếp tục tin dùng sản phẩm như trước đây.

    Những băn khoăn trên sẽ được VTC News tiếp tục trong bài 3: "Hạt nêm: Giấu nhẹm liều lượng chất điều vị" được đăng tải vào sáng mai 11/8.
  2. Facebook comment - Giật mình "mặt trái" của bột nêm

Chia sẻ trang này