Không dễ 'tiêu thụ' dự án lọc dầu 28,7 tỷ USD

Thảo luận trong 'Kinh tế' bắt đầu bởi bboy_nonoyes, 27 Tháng 11 2012.

  1. (Lượt xem: 1,213)

    Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Thái Lan (PTT PLC) hiện là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất tại Thái Lan. Tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của hãng ở mức 1.402.412 triệu baht, tương đương 45,7 tỷ USD. Con số này tăng đáng kể so với 2010 ở 40 tỷ USD.
    Doanh thu năm 2011 của PTT tăng 30% so với 2010, lên 2.428.165 triệu baht, tương đương 72 tỷ USD. Lợi nhuận ròng cũng tăng 27%, từ 2,7 lên 3,4 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng lợi nhuận kỷ lục của PTT từ khi ra đời đến nay.
    Thị phần của PTT trong lĩnh vực dầu khí tại Thái Lan tiếp tục tăng trong năm vừa rồi, từ 34,5% năm 2010 lên 35,8% năm 2011, lớn nhất trong số các công ty kinh doanh xăng dầu tại đây.
    Thông tin Tập đoàn Dầu khí Thái Lan muốn đầu tư một nhà máy lọc dầu trị giá 28,7 tỷ USD tại Bình Định đang thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Hiện địa phương vẫn chưa có ý kiến gì thêm sau thông tin công bố tuần trước.
    Phát biểu trên tờ Bangkok Post, Giám đốc điều hành PTT cho rằng tiềm năng tại Việt Nam rất lớn vì đất nước 86 triệu dân này mới có một nhà máy lọc dầu. Với công suất 660.000 thùng mỗi ngày, nếu dự án được thực thi, đó sẽ là một trong 5 nhà máy lọc dầu lớn nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngay cả ở Thái Lan cũng không có nhà máy lọc dầu nào lớn bằng.
    Theo lãnh đạo PTT, họ chọn tỉnh Bình Định vì nghiên cứu của công ty con PTT Energy Solutions cho rằng vị trí địa lý ở đây phù hợp để xây một nhà máy lọc dầu cỡ lớn. Nhơn Hội có một khu cảng với trọng tải 30.000 tấn và sẽ được mở rộng vào năm 2020. PTT dự định nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Đông và sản phẩm làm ra được tiêu thụ ngay tại thị trường Việt Nam.
    Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hồng Minh, Phó viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam cho hay, vốn đầu tư dự án lên tới 28,7 tỷ USD với công suất 660.000 thùng mỗi ngày, gấp 4-5 lần nhà máy lọc dầu Dung Quất, là một con số rất lớn. Nếu đi vào hiện thực, dự án có thể tạo nguồn thu, đóng góp thuế và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho hay, ông rất băn khoăn về tính khả thi của dự án.
    11 tháng, thu hút vốn FDI cả nước đạt 12,18 tỷ USD
    Trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, theo ông Minh, việc kêu gọi đầu tư không dễ dàng. Điển hình mới đây Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi dự án hơn 4 tỷ đôla Long Sơn để tập trung cho ngành nghề chính.
    Ngoài ra, Phó viện trưởng Viện Dầu khí còn cho rằng, để triển khai dự án cần đánh giá đầy đủ tác động môi trường, tác động kinh tế xã hội và đặt trong quy hoạch chung của cả nước. "Trong kế hoạch phát triển ngành dầu khí, không thấy dự án này nằm trong quy hoạch", ông Minh cho hay.
    Hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước. Trong trường hợp dự án đi vào hoạt động phục vụ mục tiêu xuất khẩu, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều nhà máy lọc dầu lớn ở các nước trong khu vực Nhật, Singapore, Thái Lan. Ngoài ra, cần phải đầu tư đất và cụm cảng rất lớn. "Để tìm hiệu thực sự dự án có thể khả thi hay không cần ý kiến của các bộ ngành nghiên cứu thêm", ông Minh nói.
    PTT cho biết đã gặp gỡ những công ty xăng dầu lớn tại Việt Nam như PetroVietnam, Petrolimex, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội để bàn về tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, qua trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) cho biết ông mới chỉ nghe thông tin qua báo chí về dự án lọc dầu ở tình Bình Định. "Trong chiến lược phát triển của tập đoàn, hoàn toàn không nhắc đến dự án này", lãnh đạo này tiết lộ.
    [IMG]
    Ông Pailin Chuchottaworn, CEO của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan cho biết vẫn còn quá sớm để nói chuyện rót vốn cho dự án lọc dầu tại Việt Nam. Ảnh: Bloomberg
    Giới chuyên gia quốc tế cũng tỏ ra thận trọng với dự án quy mô "khủng". Phát biểu với Reuters, chuyên gia Alex Yap từ hãng tư vấn năng lượng FACTS Global Energy nhận định đây là một dự án đầy tham vọng, nhất là khi hiện cũng có ít nhất 2 dự án lọc dầu khác đang được triển khai tại Việt Nam.
    "Nhu cầu trong nước của Việt Nam chỉ khoảng 400.000 thùng mỗi ngày, một phần ba trong số này đã được đáp ứng nhờ nhà máy lọc dầu Dung Quất", ông Alex Yap nhận định. Theo đó, nếu nhà máy của PTT đi vào hoạt động, họ sẽ lâm vào tình trạng thừa dầu với công suất 660.000 thùng mỗi ngày. Trong khi đó, một số nước khác trong khu vực, như Myanmar, đang có nhu cầu xây dựng một nhà máy lọc dầu, chuyên gia này gợi ý.
    Trước Việt Nam, PTT đã thực hiện khảo sát tại nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN, bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Ông Pailin Chuchottaworn, CEO của PTT cho biết trong số các quốc gia khảo sát, tiềm năng đầu tư tại Indonesia cao nhất vì hiện tại, chỉ 60% dân số nước này được tiếp cận với điện năng. Ở Myanmar cũng có nhiều cơ hội đầu tư vì tình trạng thiếu điện vẫn còn nhan nhản.
    Còn ở Việt Nam, vẫn còn quá sớm để nói về kế hoạch tài chính vì dự án còn chờ sự thông qua từ Chính phủ, ông cho biết. "Sau đó chúng tôi mới ra quyết định đầu tư", CEO của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan nói.
    PTT đang hiện diện ở Việt Nam tại nhiều liên doanh khác nhau. Tại lô khai thác dầu khí 52/97 do Chevron Việt Nam quản lý, công ty con của PTT là PTTEP Southwest Vietnam nắm 7% cổ phần. Tại lô khai thác 48/95 B, một công ty con khác là PTTEP Kim Long Việt Nam nắm 8,5% cổ phần. Tại lô 16-1, công ty con PTTEP Hoang-Long nắm 28,5%. Tại lô 9-2, PTTEP Hoan -Vu nắm 25%. Tại Công ty Liên doanh khí hóa lỏng Việt Nam (Vietnam LPG), PTT đang nắm giữ 45%.
    Với 4 công ty con PTTEP Southwest Vietnam, PTTEP Hoang-Long, PTTEP Hoan-Vu, PTTEP Kim Long, PTT đều nắm giữ 100% cổ phần và đều đóng trụ sở chính tại Quần đảo Cayman, nằm ở phía Tây quần đảo Caribe.
    Thanh Bình - Hoàng Lan
    Nguồn:
    VNExpress
  2. Facebook comment - Không dễ 'tiêu thụ' dự án lọc dầu 28,7 tỷ USD

Chia sẻ trang này