Kiếp... chồng hờ

Thảo luận trong 'Tin tức Bạc Liêu' bắt đầu bởi tuech, 16 Tháng 8 2012.

  1. (Lượt xem: 1,374)

    Kiếp... chồng hờ

    Chả dám chửi thề rằng chém cha cái kiếp chồng... hờ nhưng Yến cũng đau lòng khi bộc bạch với tôi nỗi buồn khổ về cái thân cò làm dâu xứ người.
    Có chồng mà cứ như không, thực lòng bực mình muốn chết. Cái gì cũng đến tay, cái gì cũng một mình lo liệu, kể từ việc mái nhà dột nước khi trời mưa giông đến lọ tăm không còn một chiếc cũng phải cất công loay hoay một mình. Cô bạn tôi hậm hực trong nỗi lòng chẳng biết ngỏ cùng ai. Mắt rơm rớm ngấn nước mà chẳng thể khóc cho thỏa nỗi lòng.
    Hai mươi mốt tuổi, Yến xếp mộng vàng vào đại học sâu dưới lớp vở bụi phủ mờ ngày tháng, cắp áo quần về nhà chồng mãi chốn xa xôi. Vốn là cô gái nghèo miền núi trót nặng tình với anh chàng người miền xuôi nên để lại mẹ cùng chị và bè bạn... Yến theo chồng về làm dâu xứ người.
    [IMG]
    Ảnh minh họa
    Lường trước được bao nhiêu khó khăn với Yến vẫn là chưa đủ. Tất cả đều là ngỡ ngàng, tất cả chỉ ở trong suy nghĩ chứ Yến đâu biết đi làm dâu xứ xa nó nhọc nhằn nhường ấy. Chồng, gia đình nhà chồng với những truyền thống bất di bất dịch khiến tấm thân nhỏ bé mệt nhoài, sức chịu đựng gần như bị vắt kiệt. Đã thế từ ngày lấy được vợ thì chồng Yến chẳng còn thấy ngọt ngào, lãng mạn như ngày đang yêu nữa. Sự thô kệch, khô khan trong tâm hồn, sự gia trưởng của đứa con trai duy nhất trong gia đình đôi khi làm cô dâu mới về nhà chồng giật mình tự hỏi liệu có phải là người mà trước đây mình vẫn yêu thương và giờ là chồng mình không nữa.
    Với những lo toan cho cuộc sống gia đình, thân cô thế cô giờ đây nhìn Yến như một khung xương di động, hai gò má nhô lên như gái già sắp thải. Chẳng ai nói rằng Yến đang là gái một con mà có lẽ phải là gái ba con sập xệ rã rời có liệng ra ngoài đường cũng chẳng ai thèm rước. Thế đó, cái thân cái số làm dâu nhà người chẳng được vào lầu hoa gác tía lại rúc vào ngõ nhà hẹp để một đời khốn khổ. Tôi bảo với mọi người rằng chuyện nhà chuyện chồng đã hút hết sinh khí làm người của bạn mình rồi. Chẳng phải ngoa ngoắt nhưng nhìn bạn mà lòng không khỏi xót xa một mảnh hồng nhan, ái ngại vô cùng.
    [IMG]
    Ảnh minh họa
    Món quà lớn nhất cho Yến là năm lần bảy lượt xin phép mẹ chồng, cha chồng về nhà thăm mẹ đẻ. Viện đủ mọi lí do cũng chỉ được ra khỏi nhà trong năm ngày, năm ngày cho năm năm trời về làm con dâu của nhà mẹ. Đôi mắt mẹ hầm hầm chẳng nói chẳng rằng khi quá hai ngày Yến mới về cho dù đã gọi điện xin phép đàng hoàng. Yến càng lặng lẽ hơn, âm thầm hơn như biết lỗi mình gây ra là vô cùng lớn lao bởi trong những ngày đi xa nhà, lấy ai hầu hạ mẹ cha chuyện cơm nước, giặt giũ... Khiến mọi thứ chất đồng ngập đầu, lá rơi từ đầu cổng nhà vào tới sân không ai quét, bát không ai dọn dẹp để thành chồng cao bên lề giếng, quần áo ngâm thành ba cái chậu to chưa có thời gian phơi giặt... Tội Yến còn lớn hơn nữa đó là để con cho mẹ trông nom mấy ngày giời khiến bà mệt bơ phờ bởi là con là con của Yến và chỉ là cháu nội của bà mà thôi. Tội này biết khi nào mới có thể chuộc lại và bù đắp cho những vất vả mà Yến mang đến cho gia đình nhà chồng.
    Những ngày làm tròn đạo hiếu làm con với đấng sinh thành như thăm nom, hỏi han thì vô tình Yến lại lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, lại là kẻ mang tới nỗi giận hờn của gia đình nhà chồng. Muôn kiếp chuyện mẹ chồng nàng dâu xưa nay khó hòa hợp nhưng thật sự là vô cùng khó để hiểu và cảm thông cho nhau giữa hai người đàn bà cùng chung tình yêu của một người đàn ông với bên hiếu bên tình bên nào nặng hơn.
    Yến vẫn cam chịu lặng lẽ như một người cấm khẩu. Thế kỉ 21 từ bao lâu rồi mà chuyện nhà chuyện cửa cứ bám riết, quấn chặt lấy đôi chân Yến khiến cô đi không nổi, ở chẳng xong. Quay sang trái thấy mẹ cha chồng lườm nguýt, quay sang phải thấy ánh mắt chồng hững hờ mặc lòng, phía đằng sau con thơ níu giữ mà con đường phía trước mù mờ chẳng nhìn thấy màu gì rõ nét. Bốn phía là gì cho cuộc sống Yến lúc này. Với Yến khó tìm thấy một câu trả lời trọn vẹn. Thương con nhưng không thể dầm mình mãi trong đau khổ đọa đày thân xác. Phải làm sao cho đành?
    [IMG]
    Hiền lành như một người đàn bà biết chấp nhận số khổ, Yến vẫn âm thầm chịu đựng những bất công như thế. Chỉ mong sao những người làm cha mẹ hãy coi con dâu như con trong nhà chứ không phải là một người giúp việc để có thể sai vặt, để lườm, để nói mát mẻ những ngôn từ khó nghe. Để chì chiết nặng nề, để đẩy về phía con dâu những cái nhìn soi mói. Mong hơn nữa người chồng Yến biết chia sẻ những vui buồn với vợ, hiểu tâm tư và trân trọng tình cảm vợ và chồng đừng đẩy hạnh phúc đến bờ vực của sự đổ vỡ. Đừng làm một người chồng hờ như thể chỉ gọi làm chồng mà thôi. Mong hơn nữa đừng lấy chuyện con cái làm giá đỡ, làm rào cản để níu kéo bước chân quay đầu tìm kiếm hạnh phúc.
    Chút chuyện nhà, chuyện người nhưng cũng không coi đó là chuyện của muôn phương...
    T-MBG
  2. Facebook comment - Kiếp... chồng hờ

Chia sẻ trang này