Những doanh nhân nghìn tỷ không bằng đại học

Thảo luận trong 'Kinh tế' bắt đầu bởi bboy_nonoyes, 14 Tháng 8 2012.

  1. (Lượt xem: 1,342)

    Tổng tài sản cá nhân của 3 doanh nhân điều hành những công ty lớn nhất Việt Nam và có cùng điểm chung không bằng đại học - hiện gần chạm mốc 9.000 tỷ đồng.

    Trên thế giới và cả ở Việt Nam đều có những trường hợp doanh nhân thành đạt nhưng vì nhiều lý do khác nhau, họ đã không tốt nghiệp đại học. Họ đã chứng minh với cộng đồng kinh doanh rằng bằng cấp không phải tất cả.
    Dưới đây là 3 gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu ở hai sàn chứng khoán.

    1. Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai
    [IMG]
    Bầu Đức sở hữu số tài sản khoảng 7.764 tỷ đồng
    Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1963, tại Bình Định. Ông Đức không học đại học, chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông (12/12), nhưng ý chí và ý tưởng kinh doanh của ông không thua kém bất cứ doanh nhân thành đạt nào ở Việt Nam.
    Năm 1990, ông Đức thành lập một phân xưởng nhỏ, có tên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh. Xí nghiệp này chính là tiền thân của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai bây giờ. Lĩnh vực kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai hiện nay đã rất đa dạng, từ khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc đến bóng đá...
    Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai giao dịch trên sàn chứng khoán vào ngày 22/12/2008 với mã HAG. Tống khối lượng cổ phiếu niêm yết ban đầu gần 180 triệu đơn vị. Đến nay, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành đã lên tới hơn 537 triệu, tương đương mức vốn hóa thị trường khoảng 16.067 tỷ đồng.
    Bầu Đức nắm trong tay 48,32% cổ phần,tương đương 259,67 triệu cổ phiếu HAG. Kết thúc phiên giao dịch phiên 10/8, giá cổ phiếu HAG là 29.700 đồng. Như vậy, Chủ tịch HAG đang có khoảng 7.763 tỷ đồng tiền cổ phiếu. Bầu Đức hiện là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán sau ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.
    Theo báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm 2012, kết thúc nửa năm, vốn chủ sở hữu của HAG là 9.260 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 6 tháng là 10.833 tỷ. Doanh thu Hoàng Anh Gia Lai quý II đạt 306,4 tỷ, 6 tháng đạt 624,94 tỷ. Lãi sau thuế quý II đạt 43 tỷ, 6 tháng lãi 49 tỷ đồng.
    2. Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen
    [IMG]
    Chủ tịch Lê Phước Vũ sở hữu Tập đoàn Hoa Sen với mức vốn hóa trên 1.800 tỷ
    Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, sinh ngày 28/5/1963, quê quán Quảng Nam. Ông Vũ khởi nghiệp từ khá sớm và cũng không tốt nghiệp đại học.
    Năm 2001, ông Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương, vốn điều lệ khi đó là 30 tỷ đồng với 22 nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kinh loại, gỗ thiếp, nhựa...
    Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của Hoa Sen khoảng 570,4 tỷ đồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1.834 tỷ đồng.
    Chủ tịch HSG hiện nắm hơn 39 triệu cổ phiếu, tương đương 39,79% vốn điều lệ HSG. Mức giá của cổ phiếu HSG ngày 10/8 là 18.300 đồng, như vậy, ông Vũ có tài sản khoảng 730 tỷ đồng.
    Kinh doanh trong ngành tôn, thép, trong lúc rất nhiều doanh nghiệp thép đang gặp khó khăn và thua lỗ, tuy nhiên HSG là một trong số ít đơn vị vẫn làm ăn có lãi. Theo báo cáo kết quả kinh doanh tháng 6 và lũy kế hợp nhất 9 tháng của HSG (năm báo cáo tài chính của Hoa Sen bắt đầu từ 1/10/2011), lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 288,11 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch năm khoảng 20,05%. Trong đó, riêng lợi nhuận sau thuế tháng 6 đạt 37,29 tỷ đồng.
    Doanh thu HSG lũy kế 9 tháng đạt hơn 7.000 tỷ đồng, hoàn thành 77,07% kế hoạch năm (10,126 tỷ đồng). Doanh thu tháng 6 đạt 840,91 tỷ đồng. Sản lượng xuất khẩu lũy kế 9 tháng đạt gần 141 tỷ, tương đương 114,28% kế hoạch năm.
    3. Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Thủy sản Hùng Vương
    [IMG]
    Ông Dương Ngọc Minh có số tài sản tính bằng cổ phiếu khoảng 800 tỷ đồng.
    Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương và là thành viên Hội đồng quản trị Thủy sản An Giang (AGF) sinh năm 1956, nguyên quán tại TP HCM. Theo thông tin ghi trên bản cáo bạch của Thủy sản Hùng Vương nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Minh chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông (12/12) và có trình độ chuyên môn là nuôi trồng thủy sản.
    Tiền thân của Thủy sản Hùng Vương là Công ty TNHH Hùng Vương, thành lập năm 2003 tại Tiền Giang. Vốn điều lệ khi thành lập là 32 tỷ đồng với 500 cán bộ công nhân viên. Nghề chính khi đó của Hùng Vương là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu. Năm 2007, Hùng Vương thành công ty cổ phần với vốn điều lệ được tăng lên120 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là thủy sản.
    Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương chính thức giao dịch trên sàn Chứng khoán TP HCM từ ngày 25/11/2009. Hiện, khối lượng cổ phiếu HVG lưu thông khoảng 66 triệu đơn vị, tương đương mức vốn hóa vốn hóa thị trường gần 2.244 tỷ đồng.
    Ông Minh nắm trên 23,4 triệu cổ phiếu, tương đương 35,51% vốn điều lệ HVG. Với mức giá ngày 10/8 của HVG là 34.800 đồng một cổ phiếu, Chủ tịch HVG hiện sở hữu số tài sản khoảng 810 tỷ đồng.
    Theo báo cáo kết quả kinh doanh, lãi ròng HVG 6 tháng đạt 182 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Trong đó, quý II, HVG lãi sau thuế 60,7 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ.
    Lũy kế 6 tháng, công ty đạt 3.674 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 4% so với nửa đầu năm ngoái. Doanh thu tài chính bằng một phân tư cùng kỳ, từ 115 tỷ xuống 28 tỷ đồng
  2. Facebook comment - Những doanh nhân nghìn tỷ không bằng đại học

Chia sẻ trang này