Đâu là những đặc điểm của một người biết lắng nghe và người không biết lắng nghe? Một nghiên cứu trên 900 sinh viên và học viên quân sự từ 17 đến 70 tuổi những năm cuối thập niên 90 cho thấy những đặc điểm của người có khả năng lắng nghe tốt và kém, được liệt kê sau đây (theo thứ tự của tầm quan trọng). 1/ Người biết lắng nghe Sử dụng giao tiếp bằng mắt hợp lý. Chú ý đến những biểu hiện bằng lời và không lời của người nói. Kiên nhẫn và không ngắt lời người nói (chờ cho đến khi người nói dứt lời). Có sự phản hồi, thông qua biểu hiện bằng lời và không lời. Đặt câu hỏi bằng giọng điệu không mang tính đe dọa. Tóm tắt hoặc diễn đạt lại ý của người nói. Cung cấp những thông tin phản hồi mang tính xây dựng. Có sự đồng cảm (hiểu được ý của người nói). Thể hiện sự thích thú đối với người nói bằng cảm xúc chân thật Thể hiện thái độ quan tâm và sẵn lòng lắng nghe. Không chỉ trích, mà cũng không nhận xét gì. Cởi mở. 2/ Người không biết lắng nghe Ngắt lời người nói (không kiên nhẫn). Không giao tiếp bằng mắt (mắt nhìn quanh quất). Không chú ý đến người nói. Không có hứng thú đối với người nói (không quan tâm; ngồi mơ màng). Không có hoặc có rất ít thông tin phản hồi (bằng lời hoặc không lời). Luôn thay đổi đề tài. Luôn phê bình. Suy nghĩ khép kín. Nói quá nhiều. Thường xuyên bận tâm về việc riêng. Đưa ra những lời khuyên không được mong đợi. Quá bận rộn nên không thể lắng nghe. Để trở thành người chủ động lắng nghe, bạn phải bắt đầu từ nhận thức. Khi nào người khác trở nên giận dữ với bạn bởi giao tiếp kém? Khi nào bạn gặp trở ngại trong giao tiếp? Những lần ấy bạn lắng nghe như thế nào? Cần phải có quyết tâm nhưng hãy hỏi người khác xem bạn có thể làm được gì để lắng nghe tốt hơn. Người khác nhìn thấy lỗi của chúng ta tốt hơn là bản thân chúng ta tự làm điều đó. Để lắng nghe một cách thành công, bạn cũng cần phải tin rằng lắng nghe cũng là một thế mạnh. Do xã hội của chúng ta quá chú trọng vào kỹ năng nói khi kết bạn và tác động lên người khác, người biết lắng nghe có thể lẳng lặng tác động ngược lại một cách mạnh mẽ. Bạn cũng nên nhớ rằng người nói có ít quyền lực nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự khôn ngoan và cố sức thuyết phục nhưng người nghe thì biến những gì họ nghe thấy trở nên có ý nghĩa – họ đưa ra quyết định hành động cuối cùng dựa trên những gì họ nghe được. Theo Hồng Liên HRVietnam