Công nhân đến nơi làm việc tại công trường xây khách sạn Rose Garden Hotel ở Yangon, thành phố lớn nhất tại Myanmar. Sau một thời gian trì hoãn, dự án này được tái khởi công từ năm ngoái sau khi Chính phủ mới lên nắm quyền. Hàng loạt chính sách cải cách cả về chính trị lẫn kinh tế mới đây tại Myanmar đã thuyết phục được Mỹ và châu Âu nới bỏ hầu hết các cấm vận kinh tế. Sau cú lột xác này, Myanmar đang trở thành một "mỏ vàng" mới nổi, một hiện tượng kinh tế tương tự Việt Nam và Nga trong những năm 1990. Trong ảnh là một công trường xây dựng ở Yangon hôm 14/10. Một người phụ nữ đi ngang qua tấm biển hiệu của hãng đồ uống Mỹ Pepsi gần một khu chợ ở Yangon. Một ngôi nhà cũ nằm nép mình bên cạnh khu chung cư cao cấp Shangri-la Residences ở đường Kan Yeik Tha ở Yangon. Khởi công từ năm 1997, việc xây dựng tòa nhà mới được khôi phục trở lại thời gian gần đây sau đợt cải cách. Nhiều tòa nhà cũ đang được đập bỏ nhường chỗ cho các công trình xây dựng mới. Trong ảnh, công nhân đang phá dỡ tòa nhà 80 năm tuổi ở trung tâm Yangon. Những viên gạch dỡ ra sẽ được tái sử dụng và bán với giá 45 cent. Hiện Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.300 USD (tính theo sức mua tương đương PPP), ngang với Haiti. Cảnh tắc đường trong giờ cao điểm ở Myanmar. Tại đất nước này, cứ 1.000 dân thì có dưới 20 phương tiện giao thông. Trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 800 trên 1.000 dân. Các nhà sư đang đứng chờ được phát lương thực tại đường Dhamazedi Road ở Yangon. Anh Đức (Theo Wall Street Journal)Nguồn: VNExpress