Thuật ngữ Windows VLK, Retail, VOL hay OEM là gì?

Thảo luận trong 'Kiến thức tin học' bắt đầu bởi bboy_nonoyes, 5 Tháng 9 2012.

  1. (Lượt xem: 1,997)

    Nói chung các bản trên chỉ khác nhau ở cách phân phối bán hàng và việc sở hữu bản quyền - hình thức cấp phép khác nhau.

    Có thể tham khảo để nhận biết sự khác nhau của các bản đó như sau :
    - Dạng cấp phép với sản phẩm OEM:

    + Khách hàng có thể được cấp phép sử dụng các sản phẩm Microsoft thông qua các nhà sản xuất máy tính (OEM).

    + Các sản phẩm đó, ví dụ hệ điều hành Windows, sẽ được cài đặt sẵn trên các máy tính mới và được bàn giao tới người sử dụng kèm theo các điều khoản sử dụng.

    + Thông thường, các nhà sản xuất máy tính sẽ có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng các sản phẩm cài sẵn trên máy (OEM) theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận sử dụng.

    + Microsoft không hỗ trợ trực tiếp người sử dụng các phần mềm OEM.

    + Sản phẩm OEM không bán trực tiếp từ nhà phân phối ủy quyền của Microsoft tới khách hàng mà thông qua các nhà lắp ráp máy tính (System Builders).

    - Sản phẩm đóng nguyên hộp (Full Packaged Product – FPP) Đây chính là các bàn Retail:

    + Đây là các hộp sản phẩm có chứa các sản phẩm có bản quyền.

    + Trong các hộp này thông thường sẽ chứa các đĩa cài đặt (đĩa mềm, CD hay DVD), tài liệu và các thỏa thuận sử dụng với người dùng cuối (EULA). Trên EULA ghi rất rõ số lượng license được phép sử dụng, số lượng máy tính được phép cài đặt hay truy nhập.

    + Các bộ sản phẩm đóng hộp này có thể được bày bán tại các cửa hiệu, phòng trưng bày và tại tất cả các đại lý của Microsoft.

    - Chính sách cấp phép theo Số lượng lớn cho các doanh nghiệp (Volume Licensing)

    + Quý vị có thể tham gia vào chương trình mua với số lượng lớn để được hưởng chính sách giá ưu đãi và các hỗ trợ đặc biệt của Microsoft. Có các lựa chọn sau đây cho khách hàng:

    + Open License 6.0: Được thiết kế dành cho các khách hàng doanh nghiệp hoặc các tổ chức mua từ 5 license trở lên.

    + Academic Volume Licensing: Các đơn vị Giáo dục Đào tạo được tham gia vào chương trình hỗ trợ giá đặc biệt dành cho các đơn vị thuộc ngành giáo dục đào tạo của Microsoft.

    + Select License 6.0: Được thiết kế cho các tổ chức có số máy tính từ 250 trở lên và có khả năng dự toán chi tiêu cho mua sắm phần mềm trong vòng 3 năm.

    + Enterprise Agreement 6.0: Đây là chương trình phù hợp nhất cho các tổ chức có trên 250 máy tính và đang tìm kiếm khả năng chuẩn hóa doanh nghiệp về một trong các Sản phẩm Doanh nghiệp Nền tảng của Microsoft (Office Professional, Windows Professional upgrade và Core Client Access License) với chính sách giảm giá dựa trên các điều khoản thỏa thuận trong vòng 3 năm.

    Nguồn: Google
  2. Facebook comment - Thuật ngữ Windows VLK, Retail, VOL hay OEM là gì?

Chia sẻ trang này