Đây là những câu hỏi của TS Lê Xân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 phỏng vấn Vua Tôm Võ Hồng Ngoãn (Sáu Ngoãn). TS Lê Xân: Là người có nhiều năm gắn bó với ngành thủy sản, ông có nhận định như thế nào về tiềm năng nuôi trông thủy sản của Việt Nam nói chung, nuôi tôm nói riêng? Bác Sáu Ngoãn: Về tiềm năng nuôi trồng thủy sản của nước ta rất phong phú, dồi dào do thiên nhiên ưu đải cho đất nước ta từ miền Trung tới đất mũi Cà Mau. Miền trung đất cát, phù hợp cho nuôi chủ lực tôm thẻ chân trắng và các lòai thủy sản nước mặn…. ĐBSCL nước ngọt và lợ phù hợp chủ lực nuôi cá da trơn, tôm càng và nhiều lọai cá khác… trong đó có khu vực ven biển như: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang thì vùng đất bùn, được chia thành 2 vùng nước ngọt và nước mặn. Vùng đất bùn (Nước mặn) phù hợp cho đối tượng nuôi Tôm sú, cua biển… bên nước ngọt, lợ phù hợp cho việc nuôi các loại cá đồng, cá rô, cá phi, cá chình, cá bống tượng… Ta phải vận dụng được tiềm năng thiên nhiên ưu đãi mà sản xuất khai thác hợp lý, đúng mục đích, cốt lỏi là phù hợp với từng loại nuôi. Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất để giữ vững tài nguyên môi trường, NTTS bền vững lâu dài. TS Lê Xân: Việc phát triển nuôi tôm công nghiệp, siêu công nghiệp tại một số địa phương hiện nay mang lại sản lượng lớn, nhưng cũng không ít những rủi ro. Theo ông, chúng ta phải làm gì để hạn chế tôi đa những rủi ro cho người nuôi? Bác Sáu Ngoãn: Theo tôi việc phát triển nuôi tôm công nghiệp và siêu công nghiệp là rất cần thiết cho sự phát triển NTTS ở nước ta. Muốn thực hiện cho có hiệu qủa và lâu dài thì trước tiên người nuôi áp dụng đúng đối tượng nuôi, phải có vốn nhiều, địa hình kênh, muơng phải rộng và thóang, thổ nhưỡng phải phù hợp cho từng chủng lòai, cơ sở hạ tầng phải đầy đủ, đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên sâu, kinh nghiệm nhiều thì nuôi mới có tính khả thi được. * Nuôi công nghiệp và siêu CN vốn đầu tư cao, rủi ro cao, cho ra sản lượng cao, cuối cùng là làm sao cho chất lượng sản phẩm cao, sạch (không có nhiểm hóa chất kháng sinh trong tôm thịt) mới là kết qủa mấu chốt của “bài toán” kinh tế. TS Lê Xân: Theo ông, việc phát triển nuôi tôm xen canh với trồng lúa có phải và biện pháp đưa ngành nuồi trồng thủy sản theo hướng bền vững? Bác Sáu Ngoãn: Theo tôi việc phát triển xen canh Tôm với trồng lúa là một biện pháp hướng tới bền vững là có cơ sở. Bởi vì, nuôi xen canh rất thưa ít rủi ro, dễ quản lý chăm sóc, không tốn chi phí thức ăn, xử lý thuốc hóa chất kháng sinh, đất không bị chai lì, tốt cho môi trường sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu, rất phù hợp cho nông dân ít vốn, kỹ thuật còn hạn hẹp cũng thực hiện được. TS Lê Xân: Thông thường, người nông dân thường nuôi tôm hoặc trồng lúa theo phong trào và lợi nhuận mà loại hình này mang lại chứ không quan tầm đến tính ổng định của mô hình, theo ông, theo quan điểm của ông, các cơ quan chức năng cần làm gì để hạn chế tình trạng này? Bác Sáu Ngoãn: Một số nông dân không quan tâm đến tính ổn định mô hình tôm lúa là do chạy theo lợi nhuận, nếu ngành chức năng khắc phục được vấn đề này thì người nông dân sẽ bớt lo về vụ tới mình nuôi con gì và theo mô hình nào? Tôi xin kiến nghị với các ngành chức năng nói chung và chuyên ngành nói riêng. Khi thông tin hay đưa một mô hình mới áp dụng cho nông dân thì phải xem thổ nhưỡng, môi trường ở vùng đó có phù hợp không thì mới đưa mô hình về áp dụng, phải hướng dẫn nông dân sản xuất chăn nuôi trồng trọt cho thật kỹ tới nơi tới chốn. phải thông tin cho nông dân biết được giá cả thị trường, sản lượng làm ra giửa cung và cầu có được cân đối hay không? Kế đến là đưa ra kế hoạch, dự báo tình hình sắp tới mà kết hợp với địa phương sản xuất sản lượng tương xứng giữa cung và cầu. Tránh trường hợp được mùa lại mất giá như trước đây thường xảy ra. TS Lê Xân: Nhiều người lo ngại những hóa chất sử dụng trong trồng lúa sẽ ảnh hưởng đến tôm, quan điểm của ông như thế nào? Bác Sáu Ngoãn: Sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp ảnh hưởng đến tôm là chính xác. Thời gian qua nhiều bà con nông dân nuôi tôm đã sử dụng thuốc Dipterex, serpa… để diệt các lòai giáp xác như cua, còng, tôm tạp mang mầm bệnh virut lây lan cho tôm nuôi là rất hiệu qủa, giá thành thì rất thấp so với thuốc thú y Thủy sản. Nhưng hậu qủa tồn lưu để lại rất xấu cho môi trường ao nuôi tôm, rất khó khăn cho việc gây màu nước (tảo), tái tạo môi trường, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tôm nuôi sau này… Bài viết được bác Sáu Ngoãn cung cấp