Tin sốc về phong thủy cây cảnh nội thất Người Việt rước cây độc chết người làm cảnh Hoa rum, hoa thủy tiên, cây vạn niên thanh đều lọt vào danh sách những loại cây nguy hiểm. Ở Việt Nam, việc trồng cây cảnh trong nhà thường có ý nghĩa về phong thủy, quan niệm phát tài phát lộc. Mỗi gia chủ có cách nghĩ riêng nên việc chọn cây cảnh nào, có hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau đều bị ảnh hưởng bởi phong thủy mà chẳng mấy để ý cây đó có chất độc hại hay không. Những ca phát hiện ngộ độc cây cảnh có độc trên thế giới thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tại TP. HCM đã có một số trẻ nhỏ bị ngộ độc nặng do ăn quả mã tiền. Trao đổi với chúng tôi, tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Có rất nhiều loại cây cảnh có khả năng gây ngộ độc cao. Ví dụ cây vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar. Cây có thân mềm, lá xanh đốm trắng, thuộc họ Ráy. Vì cây cũng đẹp nên hay được trồng làm cảnh”. Tuy nhiên, theo TS Lệ, độc chất của cây vạn niên thanh chính là calcium oxalate. Độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. “Khi nhai lá, ăn lá sẽ gây ra bỏng rát niêm mạc miệng, da. Nếu tiếp xúc với nhựa từ lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, cứng miệng, nghẹn họng và khó thở. Nếu ăn với số lượng nhiều có thể gây chết người”, TS Lệ nhấn mạnh.Vì chất độc trong cây vạn niên thanh không phải dạng khí hay bay hơi mà chỉ khi nuốt lá, ăn lá, nhai lá mới có các hiện tượng trên.“Các triệu chứng trên đa số là nhẹ nhưng cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chỉ định hoặc cấp cứu kịp thời”, TS Bùi Văn Lệ nhấn mạnh. Cho nên, nếu trồng trong nhà thì chỉ nên đặt ở khu vực hành lang, tránh xa tầm với của trẻ em. Đưa ra khuyến cáo hoặc viết chú ý đặt trên cây để tránh xảy ra những tình huống bị ngộ độc. Hoặc trước khi trồng có thể cân nhắc kỹ càng. Một số loài cây có độc tố khác cần lưu ý khi trồng trong nhà: Xương rồng bát tiên: Đây là cây có bán nhiều nơi, chất độc nằm trong nhựa của cây. Hoa cẩm tú cầu: Lá và củ cây có chất độc, khi nhai hoặc ăn vào có thể gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.Hoa đỗ quyên: Loại hoa này có giống chứa độc là Rhododendron occidental. Chất độc chứa trong tất cả các bộ phận, gây buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.Cây môn kiểng: Loại cây này có tên khoa học là Caladium Hortulanum. Chất độc có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày, ruột.Hoa rum: Lá và củ chứa chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.Cây ngoắt nghẻo: Đây là cây có độc ở củ với hạt. Nếu khi ăn vào có thể gây tê lưỡi, mất cảm giác cơ thể, gây hôn mê dẫn đến tử vong.Hoa thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp, trong củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.Cây trúc đào: Có tên khoa học là Nerium oleander. Đây là cây cao khoảng 2 – 6 mét, có hoa nhỏ mọc thành, hoa đẹp có nhiều màu. Chất độc của cây tập trung trong tất cả các bộ phận. Khi ăn phải có thể gây nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, và thậm chí gây tử vong.Hoa thiên điểu: Chất độc nằm trong hoa và hạt, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.Độ độc của cây còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người.Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm nguy cơ cao. Trẻ em rất tò mò với thiên nhiên, không hề sợ hãi khi khám phá cây cỏ bằng cách nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Các quả có màu sắc sặc sỡ thường được chúng chú ý.Tại châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7-10 thường có khoảng 20 ca ngộ độc do cây vườn gây ra, nạn nhân thường là trẻ em trong độ tuổi dưới 6.(Khám phá)Nguồn : http://nguyennguyenbay.blogspot.com/2013/11/tin-soc-ve-phpong-thuy-cay-canh-noi-that.html?spref=fb