Vietnam Airlines sẽ có 4 hãng bay khi trở thành Tập đoàn

Thảo luận trong 'Kinh tế' bắt đầu bởi lật đật, 2 Tháng 7 2012.

  1. lật đật Xương Rồng

    (Lượt xem: 1,065)

    Sau khi hoàn tất quá trình chuyển đổi, Vietnam Airlines sẽ có 4 hãng hàng không; 15 công ty con; 12 công liên kết được chuyển đổi từ các đơn vị hiện hữu và 6 công ty thành lập mới.

    Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Đề án Tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Đề án này được Bộ GTVT đánh giá là có tính khả thi để phát triển hàng không quốc gia trong 8 năm tới.


    Như vậy, sau Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thì Vietnam Airlines là Tổng Công ty 91 cuối cùng của ngành GTVT đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu trình Chính phủ.

    [IMG]
    Nếu Đề án Tái cơ cấu được Thủ tướng phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ trở thành Tập đoàn hàng không trong 8 năm tới
    Tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 4629/BGTVT - QLDN, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định cái đích của việc tái cơ cấu Hãng hàng không Quốc gia dự kiến kéo dài 8 năm (giai đoạn 2012 - 2020) là xây dựng Vietnam Airlines trở thành một tập đoàn vận tải hàng không mạnh trong khu vực, mang thương hiệu quốc gia gồm các doanh nghiệp nòng cốt trong các lĩnh vực: vận tải hàng không, công nghiệp hàng không, cung ứng dịch vụ đồng bộ… Và để đạt mục tiêu nói trên thì Vietnam Airlines sẽ phải triển khai đồng thời 4 trụ cột trong chương trình tái cơ cấu là: tái cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; chiến lược, kế hoạch kinh doanh và sản phẩm; tổ chức lao động; đầu tư, tài chính, quản trị doanh nghiệp.
    Thực chất điều này đã được Vietnam Airlines nhấn mạnh tại Đề án Tái cơ cấu trình Bộ GTVT hồi đầu tháng 4/2012 rằng sau khi hoàn tất quá trình chuyển đổi, Tập đoàn vận tải hàng không trong tương lai này sẽ gồm 4 hãng hàng không; 15 công ty con; 12 công liên kết được chuyển đổi từ các đơn vị hiện hữu và 6 công ty thành lập mới. Trong đó, ngoài Hãng hàng không Quốc gia (công ty mẹ) là hãng hàng không truyền thống, hệ thống hãng hàng không của Vietnam Airlines gồm có: Công ty bay dịch vụ hàng không - VASCO (công ty hạch toán phụ thuộc); Jetstar Pacific Airlines là hãng hàng không chi phí thấp do Vietnam Airlines nắm cổ phần chi phối và công ty liên kết - Cambodia Angko Air.
    Kỳ vọng từ đòn bẩy tái cơ cấu, Vietam Airlines dự kiến kết quả kinh doanh của hãng trong giai đoạn 2012 - 2020 sẽ được cải thiện đáng kể. Theo đó, doanh thu vận tải hàng không trong 8 năm tới đạt 43,5 tỷ USD, lợi nhuận vận tải hàng không đạt 0,63 tỷ USD, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1,08 tỷ USD.
    Liên quan tới phương án cơ cấu lại danh mục đầu tư, Vietnam Airlines đã đề xuất lên Bộ GTVT các tiêu chí chính: hiệu quả hoạt động và mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp có vốn góp đối với hoạt động sản, xuất kinh doanh của Tổng Công ty, Vietnam Airlines dự kiến duy trì 2 công ty TNHH một thành viên là Kỹ thuật máy bay (Vaeco) và Xăng dầu hàng không (Vinapco), các công ty này sẽ hoạt động theo mô mình công ty TNHH 100% vốn Tổng công ty; giữ tỷ lệ góp vốn chi phối đối với 9 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và an toàn hàng không; giữ cổ phần ở mức hiện tại (nếu vốn góp nhỏ hơn 36%) hoặc giữ vốn ở mức có thể có quyền phủ quyết đối với 11 doanh nghiệp là nhà cung ứng sản phẩm truyền thống cho Tổng công ty.
    Vietnam Airlines cũng sẽ tiến hành thoái vốn tại các đơn vị kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả (lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ dưới 10%). Dự kiến, công việc này sẽ hoàn thành vào năm 2015, số vốn thu hồi được dự kiến là 530 tỷ đồng.
    Cũng trong Tờ trình này, Bộ GTVT bày tỏ sự đồng thuận cao với quan điểm của Vietnam Airlines khi cho rằng nhóm giải pháp về tài chính có yếu tố vô cùng quan trọng, tuy nhiên Bộ GTVT cũng khuyến cáo Vietnam Airlines cần nghiên cứu, đưa ra các giải pháp xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư phát triển.
    Được biết, Vietnam Airlines đã từng đặt vấn đề tăng vốn chủ sở hữu bằng nguồn thu từ cổ phần hóa và bổ sung vốn từ lợi nhuận, đồng thời đề nghị tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án tiếp nhận 13 máy bay từ năm 2016 đến 2018. Bên cạnh 2 nhóm giải pháp tăng vốn chủ sở hữu và huy động vốn từ nguồn vay tín dụng xuất khẩu, vay thương mại và phát hành trái phiếu, Vietnam Airlines cũng đề xuất việc được vận dụng hình thức bán và thuê lại tàu bay... để có thể bổ sung vốn khi gặp khó khăn.
    Trước đó, Vietnam Airlines đã công bố kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn tài chính quốc tế cổ phần hóa để phục vụ cho mục tiêu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và đã được Bộ GTVT cũng quyết định phê duyệt. Theo đó, thời điểm chào bán IPO của Vietnam Airlines được Bộ GTVT “chốt” muộn nhất là đến cuối năm 2013.
    Quỳnh Anh
    Dantri.com
    huongbien198 and chuong_vespa_bl like this.
  2. Facebook comment - Vietnam Airlines sẽ có 4 hãng bay khi trở thành Tập đoàn

Chia sẻ trang này