Bảo hiểm tôm nuôi

Thảo luận trong 'Thủy hải sản' bắt đầu bởi Bác Sỹ Tôm, 19 Tháng 7 2012.

  1. (Lượt xem: 1,547)

    Bảo hiểm tôm nuôi

    Dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ hoành hành, gây thiệt hại rất lớn, vấn đề bảo hiểm lại đặt ra cấp thiết. Nếu tôm nuôi được bảo hiểm, người nuôi chắc chắn không lao đao như hiện nay. Nhưng nhiều địa phương đã làm thí điểm bảo hiểm tôm nuôi, kết quả như thế nào?
    [IMG]
    Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL thí điểm bảo hiểm tôm nuôi với các bệnh đốm trắng, đầu vàng, taura, teo và hoại tử gan. Đến giữa tháng 6/2012, có 12% số hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm với diện tích bị thiệt hại được xác định trên 116 ha. Ngày 5/7, đợt đầu, Bảo Việt Sóc Trăng trả 1,7 tỷ đồng bồi thường tôm nuôi bị chết bệnh cho 31 hồ sơ, diện tích gần 30 ha. Bảo Việt Sóc Trăng đang xem xét bồi thường cho trên 100 hồ sơ với diện tích gần 90 ha còn lại.
    Có thể thấy, tỷ lệ hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm rất thấp. Việc xác định thiệt hại và bồi thường lại quá chậm. Giám đốc Bảo Việt Sóc Trăng giải thích, nguồn bồi thường và phân cấp thực hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên lúng túng. Chủ tịch UBND huyện Trần Đề, một huyện trọng điểm nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng nói, phí bảo hiểm cao, lúc nuôi tôm gặp khó cần bảo hiểm hỗ trợ thì bồi thường lại chậm, khiến người nuôi mất tin tưởng.
    Những hộ nuôi tôm phản ánh, thời gian từ khi lấy mẫu xét nghiệm đến khi trả kết quả và công bố dịch quá dài. Người nuôi cần có kết quả sớm để cải tạo ao nuôi, không thể lưu giữ ao dịch bệnh quá lâu; ở một số ao, con tôm còn thu hoạch để bán được càng không thể giữ lâu. Ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Sóc Trăng băn khoăn là chưa có kết luận chính thức về tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy nên chưa có hướng dẫn xác định nguyên nhân gây bệnh, trong lúc hơn 50% tôm chết do bệnh này. Thêm nữa, chẩn đoán bằng phương pháp PCR không phát hiện tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy nên không có cơ sở đưa vào hồ sơ bồi thường.
    Quy định thì chỉ một số bệnh trong danh mục công bố dịch bệnh mới được bảo hiểm bồi thường. Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Sóc Trăng Quách Thị Thanh Bình cho biết, có khoảng 50 loại virus có khả năng làm chết tôm nuôi, trong lúc các xét nghiệm dùng bộ kít khác nhau cũng hay cho kết quả khác nhau. Nhiều nông dân kiến nghị, cần mở rộng thêm phương pháp xác định bồi thường thiệt hại. Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng Võ Văn Bé đề xuất, bồi thường nên căn cứ tỷ lệ thiệt hại chứ không nên căn cứ nguyên nhân, vì chủ trương bảo hiểm là để giảm bớt khó khăn cho người nuôi tôm bị thiệt hại.
    Giám đốc Bảo Việt Sóc Trăng thừa nhận, không thể thuyết phục người dân là chậm bồi thường thiệt hại do vướng mắc về thủ tục, quy định. Vậy vấn đề là cần tháo gỡ những vướng mắc ấy đi, càng nhanh càng tốt.
    Sáu Nghệ
    nguyen hai duong thích bài này.
  2. Facebook comment - Bảo hiểm tôm nuôi

Chia sẻ trang này