Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm

Thảo luận trong 'Sản xuất' bắt đầu bởi thieu1xulamtiphu, 3 Tháng 7 2012.

  1. thieu1xulamtiphu vai gánh nặng muôn nghìn điều khó nhọc..

    (Lượt xem: 2,568)


    [IMG] [IMG] [IMG]
    I- ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM RƠM:
    Nấm rơm có tên khoa học Volvariella, valvacea gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Yêu cầu:
    - Nhiệt độ thích hợp là 30 – 320C.
    - Độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65 – 70%.
    - Độ ẩm không khí: 80%.
    - Độ PH= 7, ưa thoáng khí, nấm rơm sử dụng dinh dưỡng xenlulô trực tiếp.
    Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng, từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10 – 12 ngày.

    [IMG]
    Nấm rơm (Ảnh minh họa).

    II- KỸ THUẬT TRỒNG:

    1. Thời vụ:
    Điều kiện ở tỉnh ta trồng nấm rơm hầu như quanh năm.
    2. Chuẩn bị vật liệu:
    Rơm, rạ khô : tối thiểu 300kg. Bể ngâm rơm rạ: Có thể xây bể để chứa nước tạm thời, vật liệu bằng gạch và xi măng cát. Bể không cần xây kiên cố, có chiều cao khoảng 60cm đáy có lỗ thoát nước.
    Kệ lót đống ủ: Dùng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường cách mặt đất 15 – 20cm. Nên đóng thành 2 tấm có chiều dài 1,5m x rộng 0,75m. Khi ủ đống, ghép hai tấm lại với nhau sẽ có hình vuông cạnh 1,5m.
    Cọc tre hoặc gỗ có đường kính từ 10 – 15cm, chiều dài 2 – 2,2m, dùng để thông khí trong quá trình ủ nguyên liệu (cứ 1 đóng ủ 300 kg cần 1 cọc).
    Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).
    Nhiệt kế, ẩm kế, dụng cụ tưới: Bình ô hoa, bình phun sương, máy bơm…
    Khuôn gỗ hình thang có kích thước :
    a) Chiều rộng đáy dưới 0,4m
    b) Chiều rộng đáy trên 0,3m
    c) Chiều dài đáy trên 1,1m
    d) Chiều dài đáy dưới 1,2m
    e) Giờ hai đầu khuôn
    f) Chiều cao khuôn 0,4m
    3. Xử lý nguyên liệu:
    Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi 0,35% (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước) đánh đống ủ có cọc ở giữa, ủ 2 – 3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2 – 3 ngày.
    Thời gian ủ kéo dài 4 – 6 ngày tùy theo tính chất của rơm. Khi đảo rơm lần 1 cần phải kiểm tra và chỉnh độ ẩm nguyên liệu. Cách kiểm tra và điều chỉnh như sau:
    Rơm rạ quá ướt (nước chảy thành dòng) cần hong phơi cho ráo nước.
    Rơm rạ đủ ướt (vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt ) là tốt nhất.
    Rơm rạ khô (vắt không thấy chảy giọt nước nào) cần bổ sung thêm nước.
    Sau khi chỉnh độ ẩm nguyên liệu tiếp tục ủ lại lần 2. Kệ ủ rơm cách mặt đất 15 – 20cm. Phía ngoài đống ủ nên dùng nilon hoặc bao dứa quay xung quanh để nhiệt độ đống ủ lên cao, (không che kín đỉnh, không trùm sát đất).
    4. Cấy giống:
    Kiểm tra giống trước khi cấy:
    - Giống không bị nhiễm bệnh: Quan sát bên ngoài giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, đen, vàng… không có các vùng loang lổ.
    - Gióng có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua, khó chịu là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại…
    - Giống không già hoặc non. Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3 – 4 ngày.
    - Chuẩn bị mặt bàng: Chọn những chân ruộng cao, thoát nước tốt, chuẩn bị thành từng luống. Vệ sinh luống bằng tưới nước vôi lên bề mặt luống để diệt các loại côn trùng gây hại.
    Nguyên liệu sau khi ủ đưa vào mô cấy giống. Trước khi vào mô, giũ rơm tơi, để nguội và thử, chỉnh độ ẩm khi đảo rơm lần 1. Rơm đã được ủ đúng tiêu chuẩn sẽ có màu vàng sẫm, mềm, độ ẩm 65 – 70%.
    - Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi khi đi lại chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích. Đặt mô cách mô từ 25 – 30cm.
    - Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 7 – 10cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh thành khuôn, cách mép 3 – 5cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng (lớp thứ 4) rải giống rộng đều khắp trên bề mặt cũng cách thành mô 3 – 5cm, sau đó phủ lớp áo lên mặt mô dày 3 – 5cm, lớp áo ngoài này có độ ẩm cao hơn lớp trong để giữ ẩm.
    - Cấy xong mỗi lớp ta dùng tay ấn chặt nhất là quanh thành khuôn.
    - Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được trên dưới 75 – 80 mô nấm. Lượng giống nấm dùng khoảng 12kg/1 tấn nguyên liệu giống làm trên cơ chất bằng hạt).
    5. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống:
    Tùy thuộc địa điểm trồng trong nhà hay ngoài trời (sân bãi, dưới tán cây đồng ruộng…) mà cách thức chăm sóc sẽ khác nhau.
    5.1- Nếu trồng trong nhà:
    Sau 3 – 5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Chú ý phải tưới nước khéo, nếu tưới mạnh (hạt nước lớn) dễ làm sợi nấm tổn thương, ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô. Đến ngày thứ 7 – 8 bắt đầu xuất hiện nấm con (giai đoạn ra quả) 3 – 4 ngày sau nấm lớn rất nhanh to bằng quả táo, quả trứng, để thêm vài tiếng đồng hồ có thể nấm sẽ nở ô dù.
    Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 3 – 4 lượt nước trong một ngày.
    Lượng nước tưới một lần rất ít (0,1 lít cho 1 mô/ngày). Nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ.
    5.2- Nếu trồng ngoài trời:
    Cần che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm, Lớp rơm rạ này còn rất tốt, xếp theo một chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà. Chiều dày lớp phủ 4 – 5 cm.
    Tất cả các bề mặt của những mô ở mép ngoài khu vực trồng cũng cần che phủ bằng lớp rơm phủ áo, kiểm tra nếu thấy mô nấm bị khô có thể tưới trực tiếp lên lớp áo phủ nhiều lần trong ngày, sao cho lớp rơm phía ngoài của mô nấm không bị khô, mất nước.
    Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mô nấm, có thể cắm các cọc tre hoặc đan thành “chiếc lồng” cách mặt mô nấm 10 – 15cm, phía ngoài bọc một lớp nilon, phía trên cùng phủ rơm rạ khô càng tốt.
    Nhiệt độ mô nấm trong những ngày đầu khoảng 44 – 460C là tốt nhất.
    Sau khi cấy giống 5 ngày, đảo áo mô lần 1, tưới phun sương, tạo ẩm trong mô. Lớp rơm áo có thể dùng odoa, máy bơm để tưới. Sau cấy giống 7 ngày, đảo áo mô lần 2, tưới đón nấm sau đó phủ lại. Ngày thứ 8 – 9 nấm ra nụ đinh ghim. Ngày thứ 11 – 12, nấm lớn hái bói thu sản phẩm.
    Việc tưới nước chăm sóc nấm tương tự như với nấm trồng trong nhà.
    Khi thu hái hết nấm đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm”, “cây nấm nhỏ” còn sót lại và quả thể chết, dùng nilon phủ lại cho đến khi nấm ra thì gỡ bỏ. Ngừng 3 – 4 ngày sau đó tưới trở lại như ban đầu, để thu tiếp đợt 2.
    6. Cách thu hái nấm:
    Kể từ lúc trồng (cấy giống) đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15 – 17 ngày. Nấm ra rộ từ ngày thứ 12 đến 15. Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng là tốt nhất, bảo đảm chất lượng và năng suất cao. Một ngày hái nấm 2 – 3 lần. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển rất nhanh, vì vậy quan sát nấm hơi nhọn đầu là hái được. Nấm thường mọc từng cụm, ta có thể hái cả cụm hoặc hái tỉa nhưng không để ảnh hưởng đến những chân nấm con.
    Nấm hái đợt 1 khoảng 3 – 4 ngày. Năng suất 70 – 80%, sau 7 – 8 ngày ra tiếp đợt 2. Năng suất nấm đợt 2 khoảng 15 – 25%.
    Một đợt nuôi trồng (từ lúc xử lý nguyên liệu đến khi kết thúc thu hái) khoảng 25 – 30 ngày. Sau mỗi đợt nuôi trồng dọn vệ sinh sạch sẽ: tưới nước vôi (giống vôi quét tường) để 3 – 4 ngày lại trồng đợt tiếp theo.
    Năng suất nấm dao động từ 12 – 20% so với nguyên liệu khô (một tấn rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120 – 200kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu.
    7. Tiêu thụ nấm rơm:
    Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng nấm có thể bị nở ô, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong 3 – 4 giờ đồng hồ. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để quá nhiều nấm (chiều cao dụng cụ tối đa 25cm). Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10 – 150C.
    8. Sâu bệnh và cách phòng chống:
    - Nấm dại (nấm mực) do độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới khi chăm sóc.
    - Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen,…) loại này nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước. Nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần… Cần loại bỏ những mô đã bị bệnh ra xa khu vực nuôi trồng thậm chí đem chôn sâu hoặc đốt để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan.
    - Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối…) dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến … tại khu vực nuôi trồng nấm.
    st
    lật đật and chuong_vespa_bl like this.
  2. Facebook comment - Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm

  3. DIỄN ĐÀN KINH TẾ BL CHÚC NHỮNG AI CÓ MÔ HÌNH TRỒNG NẤM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO:bell:
    lật đật thích bài này.

Chia sẻ trang này