Bệnh đốm trắng ở tôm

Thảo luận trong 'Thủy hải sản' bắt đầu bởi bboy_nonoyes, 24 Tháng 7 2012.

  1. (Lượt xem: 4,609)

    BỆNH VIRUS ĐỐM TRẮNG
    (HỘI CHỨNG VIRUS ĐỐM TRẮNG Ở GIÁP XÁC - WHITE SPOT SYNDROME VIRUS - WSSV)

    Ts. Bùi Quang Tề
    Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I


    1. Tác nhân gây bệnh.
    Trước năm 2002, có 3 chủng Baculovirus gây bệnh đốm trắng hoặc còn gọi là virus Trung Quốc. Tuỳ từng nước nghiên cứu chúng có tên gọi và kích thước như sau:
    Tên virus
    Kích thước virus
    Kích thước nhân
    Virus Trung Quốc (HHNBV)
    120 x 360 nm
    Virus tôm Nhật 1(RVPJ-1)
    84 x 226 nm
    Virus tôm Nhật 2 (RV-PJ-2)
    83 x 275 nm
    54 x 216 nm
    Virus bệnh đốm trắng Thái lan (SEMBV)
    121 x 276 nm
    89 x 201 nm
    Virus bệnh đốm trắng (WSBV)
    70-150x350-380nm
    58-67x330-350nm

    Hội nghị virus học quốc tế lần thứ 12 (Paris, 2002) các tác giả: Just M. Vlak, Jean-Robert Bonami, Tim W. Flegel, Guang-Hsiung Kou, Donald V. Lightner, Chu-Fang Lo, Philip C. Loh ADN Peter J. Walker đã phân loại virus gây hội chứng đốm trắng là một giống mới Whispovirus thuộc họ mới Nimaviridae
    - Virus dạng hình trứng, kích thước 120x275nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước 70x300nm (hình 43).
    - Virus có ít nhất 5 lớp protein, trong lượng phân tử từ 15- 28 kilodalton. Vỏ bao có hai lớp protein VP28 và VP19; Nucleocapsid có 3 lớp VP26, VP24, VP15
    - Nhân cấu trúc dsADN: Không có thể ẩn (Occlusion body).
    - Khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện.
    [IMG] [IMG]

    Hình 36: Virus đốm trắng (WSSV) hình que dưới kính hiển vi điện tử A- Nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV; B- Thể virus có vỏ bao ở nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV (theo Bùi Quang Tề, 2002-2003)
    - Khi tôm xuất hiện các đốm trắng, quan sát thấy rất nhiều các thể vuì (inclusion body). ở trong nhân của tế bào mang, biểu bì ruột, dạ dày và tế bào biểu bì dưới vỏ, cơ quan lympho, các nhân hoại tử và sưng to.
    2. Dấu hiệu bệnh lý:
    - Dấu hiệu đặc trưng của bệnh có những đốm trắng ở dưới vỏ. Những đốm trắng thường có đường kính từ 0,5-2,0 mm (hình 37-39).
    - Thường liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đỏ thân.
    - Những dấu hiệu khác: Đầu tiên thấy tôm ở tầng mặt và dạt vào bờ (hình 44), bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám.
    - Khi có dấu hiệu sức khoẻ tôm yếu, đồng thời các đốm trắng xuất hiện, tỷ lệ tôm phát bệnh trong vòng từ 3-10 ngày lên đến 100% và tôm chết hầu hết trong ao nuôi.
    [IMG] [IMG]
    Hình 37: Tôm sú bị bệnh đốm trắng dạt vào bờ và chết (ảnh chụp tại Hải Phòng 2001-2003)
    [IMG] [IMG]
    Hình 39: Tôm sú bị bệnh đốm trắng, vỏ đầu ngực thấy rõ các đốm trắng dưới vỏ (mẫu thu Nam Định, Quảng Ninh, 2004)
    3. Phân bố và lan truyền bệnh.
    Bệnh đốm trắng được thông báo đầu tiên ở Trung Quốc trong các đầm nuôi tôm sú nuôi tỷ lệ chết rất cao (Chen, 1989). ở Thái lan các trại tôm ở vùng Samut Sakhorn năm 1989 đã có báo cáo bệnh đỏ thân ở tôm sú. Năm 1992 - 1993 ở Thái Lan, tôm nuôi đã bị bệnh đầu vàng và đốm trắng thiệt hại hơn 40 triệu đôla (Flegel T.W, 1996). Năm 1993 Nhật Bản nhập tôm của Trung Quốc về nuôi đã xuất hiện bệnh đốm trắng. Năm 1994 đã có các báo cáo từ ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan tìm ra nguyên nhân gây bệnh đốm trắng.
    Hiện tượng tôm bệnh thường xảy ra ở tôm giống đến tôm trưởng thành, của các khu vực nuôi thâm canh và quảng canh. Khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở nhiều động vật giáp xác tự nhiên, như các loài tôm he, tôm nước ngọt, cua, tôm hùm, chân chèo và ấu trùng côn trùng do đó bệnh lây lan rất nhanh chóng trong các đầm nuôi tôm (hình 40).
    Bệnh đốm trắng lây truyền qua đường nằm ngang là chính. Virus lây từ các giáp xác khác (tôm cua, chân chèo) nhiễm bệnh đốm trắng từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm. Khi các loài tôm bị bệnh đốm trắng trong ao sức khoẻ chúng yếu hoặc chết các con tôm khoẻ đã ăn chúng dẫn đến bệnh lây lan càng nhanh hơn. Có thể một số loài chim nước đã ăn tôm bị bệnh đốm trắng từ ao khác và bay đến ao nuôi đã mang theo các mẩu thừa rơi vào ao nuôi. Bệnh đốm trắng không có khả năng lây truyền qua đường thẳng đứng vì các noãn bào (trứng) phát hiện chúng nhiễm virus đốm trắng thì chúng không chín (thành thục) được. Nhưng trong quá trình đẻ trứng của tôm mẹ có thể thải ra các virus đốm trắng từ trong buồng trứng của chúng, do đó ấu trùng tôm dễ dàng nhiễm virus ngay từ giai đoạn sớm.
    Trong những năm gần đây bệnh đốm trắng thường xuyên xuất hiện trong các khu vực nuôi tôm ven biển ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh khi bị nhiễm bệnh đốm trắng đã làm tôm chết hàng loạt và gây tổn thất lớn cho nghề nuôi tôm. Mùa xuất hiện bệnh là mùa xuân và đầu hè khi thời tiết biến đổi nhiều như biên độ nhiệt độ trong ngày biến thiên quá lớn (> 50C) gây sốc cho tôm. Bệnh đốm trắng thường gây chết tôm rảo, tôm nương, cua, ghẹ, sau đó tôm sú nuôi khoảng 1-2 tháng bệnh đốm trắng xuất hiện và gây chết tôm. Năm 2001, Bùi Quang Tề và cộng sự đã điều tra 483 hộ nuôi tôm sú thuộc 23 huyện của 8 tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) có 166 hộ (34,37%) đã mang mầm bệnh đốm trắng ở tôm nuôi và tôm cua tự nhiên và có 169 hộ (34,99%) bệnh đốm trắng đã gây tôm chết. Tôm sú nuôi sau 1-2 tháng bệnh đốm trắng xuất hiện và gây tôm chết hàng loạt.
    [IMG]
    Hình 40: Sơ đồ nguyên nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV)
    4. Chẩn đoán bệnh.
    - Dựa trên dấu hiệu bệnh đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng dưới vỏ và phân lập vi khuẩn gây bệnh khi tôm đỏ thân.
    - Chẩn đoán bằng phương pháp mô bệnh học: Quan sát các nhân của tế bào biểu bì dưới vỏ, tế bào biểu bì tuyến Anten, tế bào cơ quan bạch huyết (Lymphoid), cơ quan tạo máu (hematopoietc), tổ chức liên kết của vỏ... Khi nhuộm Hematoxylin và eosin các nhân tế bào có một thể vùi (Inclusion body) lớn, bắt màu đỏ đồng đều.
    - Chẩn đoán bằng phương pháp PCR, Enzyme miễn dịch
    5. Phòng bệnh.
    - Chọn tôm bố mẹ có chất lượng tốt (chiều dài từ 26-30cm, đánh ở độ sâu 60-120m) không nhiễm WSSV.
    - Không vận chuyển tôm giống mật độ cao.
    - Thức ăn tươi sống không hư thối và dùng nhiệt nấu chín.
    - Hàng tháng cho tôm ăn Vitamin C từ 1-2 đợt với liều 2-3 g/1 kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn một tuần liên lục.
    - Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng.
    - Vớt tôm chết ra khỏi ao
    - Ngăn chặn không cho tôm và giáp xác khác vào ao nuôi.
    - Nước ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng phải xử lý bằng Chlorua vôi nồng độ cao (30-50g/m3), không được xả ra ngoài. Khi phát hiện bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay.
    Nguồn: Mekongfish.vn
  2. Facebook comment - Bệnh đốm trắng ở tôm

  3. thieu1xulamtiphu vai gánh nặng muôn nghìn điều khó nhọc..

    Ý tham khảo hình này ngộ ra đươc đều gì?
    [IMG]
    nano.bsg and Administrator like this.
  4. bài viết hay quá nuôi tôm thì phải có quy trình và kinh nghiệm

Chia sẻ trang này