TIẾNG NÓI NGƯỜI TRONG CUỘC(NTTS)

Thảo luận trong 'Thủy hải sản' bắt đầu bởi thieu1xulamtiphu, 29 Tháng 7 2012.

  1. thieu1xulamtiphu vai gánh nặng muôn nghìn điều khó nhọc..

    (Lượt xem: 2,106)

    Ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Sóc Trăng: Chậm thả, giãn vụ


    [IMG]
    Đến thời điểm này dịch tôm chết diễn biến chậm lại. Đến nay trên tổng số 15.500 ha có 3.100 ha bị thiệt hại, chiếm 20%. Trong đó có 1.900 ha tôm sú, 1.200 tôm thẻ. Riêng thị xã Vĩnh Châu bị thiệt hại nặng nhất, chiếm tới 45% diện tích tôm thả nuôi. Trong đó 2 xã Hòa Đông và Vĩnh Hiệp thả 3.600 ha, nhưng bị thiệt hại 1.600 ha. Nguyên do đợt dịch thấy tôm vẫn còn chết nên người nuôi thả chậm lại. Một số hộ dân bị thiệt hại trước đây vào vụ tôm này thiếu vốn. Còn đối với một số chủ trang trại, dù có vốn vẫn không dám thả hết diện tích ao nuôi.
    Mặt khác vào vụ tôm năm nay người dân nghe khuyến cáo của các cơ quan nông nghiệp địa phương, không dùng thuốc có nguồn gốc BVTV diệt giáp xác mà chủ yếu lấy nước vào ao lắng lọc. Kết quả sau khi tôm chết mang xét nghiệm phát hiện tỷ lệ bệnh truyền nhiễm đốm trắng, đầu vàng chiếm gần 50%. Vụ tôm năm ngoái không thấy bệnh này nhiều, chủ yếu phát hiện bệnh hoại tử gan tụy. Vụ tôm năm nay một số chủ trang trại lớn dù có điều kiện thực hiện các bước kỹ thuật rất tốt trong từng khâu đầu vào, nhưng bệnh hoại tử gan tụy vẫn còn.
    Hiện nay cơ quan chuyên môn tại Sóc Trăng khuyến cáo bà con nông dân chậm thả, giãn vụ; tăng cường kiểm soát các yếu tố đầu vào như: Kiểm dịch tôm giống; khuyến cáo nông dân khi phát hiện bệnh nhanh chóng báo đến cơ quan chức năng chuyên môn sớm đưa ra giải pháp khống chế, chống lây lan.
    Vừa qua, tuy các cơ quan chuyên môn Trung ương đã vào cuộc, nhưng chưa tìm ra rõ tác nhân, nên chưa có giải pháp hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh. Do đó, chúng tôi đề nghị Bộ NN-PTNT sớm có chương trình khẩn cấp truy tìm tác nhân gây bệnh và đưa ra các giải pháp khắc phục như: Quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh; nghiên cứu những mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới có thể khác với cách nuôi trước đây. Hàng năm nên có điều tra, xây dựng bản đồ dịch tễ cho các bệnh chính trong nuôi tôm.
    Ông Nguyễn Quốc Vượng, Phó Chi cục truởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu: Gần 7.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại
    [IMG]
    Sở NN-PTNT vừa có cuộc họp mới đây về tình hình dịch bệnh trên tôm vẫn chưa khắc phục được. Theo thống kê trên tổng diện tích tôm thả nuôi tôm sú bị thiệt hại 18%, tôm thẻ thiệt hại 45%. Trước tình hình dịch bệnh chưa tìm rõ nguyên nhân, một số người dân tự mò mẫm qua từng mô hình nuôi, có người vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
    Trong khi các điều kiện nghiên cứu và kinh phí của địa phương không thể kham nổi, đề nghị các cơ quan chuyên môn của các Viện, trường Đại học chuyên ngành có điều kiện truy tìm nguyên nhân gây bệnh từ phòng thí nghiệm đến thực địa vùng nuôi. Với vai trò của các nhà khoa học, người dân sẽ nêu rõ những diễn biến và hiện tượng xảy ra trên tôm, đồng thời qua những mô hình nuôi thành công để các nhà khoa học nghiên cứu, kiểm chứng, từ đó có những khuyến cáo phổ biến phù hợp.
    Đến nay toàn tỉnh có gần 7.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Về cơ sở SX-KD vật tư nông nghiệp và thuốc thú y thủy sản, toàn tỉnh có 868 cơ sở. Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm tra 155 cơ sở, phát hiện, xử lý 50 trường hợp vi phạm do kinh doanh các sản phẩm không được phép lưu hành.
    Ông Trương Minh Út, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Cà Mau: Chưa đánh giá hết được mức độ thiệt hại
    [IMG]
    Cà Mau có vùng nuôi tôm quảng canh 265.000 ha và vùng nuôi tôm công nghiệp 4.400 ha. Vừa qua, dịch bệnh tôm chết trên vùng nuôi tôm quảng canh chưa đánh giá hết được mức độ thiệt hại. Riêng vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh thả giống nuôi 2.500 ha, nhưng thiệt hại 650 ha.
    Từ đầu tháng 5/2012 đến nay tình hình dịch bệnh khiến tôm chết có phần lắng dịu. Một phần do dân ngưng thả tôm lại trên những vùng bị dịch chết, một phần thời tiết chuyển vào mùa mưa ngại do thời tiết thay đổi. Trên vùng nuôi tôm quảng canh sau khi thu hoạch thấy trúng, nhiều người thả giống tiếp. Biện pháp trước mắt Chi cục Thú y kiến nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để có biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời, giảm thiệt hại thấp nhất cho bà con.
    Cơ quan chuyên trách tuyên truyền lịch thời vụ, lúc nào thả đợt giống mới; hướng dẫn kỹ thuật nuôi và phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, khuyến cáo người nuôi tôm không thả con giống trên vùng nuôi tôm một vụ/năm với mật độ thưa 20 con/m2; vùng nuôi tôm công nghiệp phải có ao lắng, lọc.
    Nguồn NN VN
    Ku Chì thích bài này.
  2. Facebook comment - TIẾNG NÓI NGƯỜI TRONG CUỘC(NTTS)

Chia sẻ trang này